Lòng hiếu ấy chính là đại bất hiếu!

Sát sanh để phụng dưỡng cha mẹ khi còn sống, nếu cha mẹ đã mất thì sát sanh để cúng tế. Kẻ phàm tục coi vậy là hiếu, chứ thật ra lòng hiếu ấy chính là đại bất hiếu!”

“Trần Vĩnh Dự gởi thư đến cho biết ông côi cút từ bé. Gần đây, do mẹ qua đời, cảm nhận xác thân lẫn cõi đời vô thường, muốn báo ân cha mẹ bèn ăn chay niệm Phật. Đấy có thể gọi là “đã hiểu được đạo hiếu!” Đạo hiếu do người đời thường thực hành đều tăng thêm tội lỗi cho cha mẹ (cha mẹ còn sống thì sát sanh để phụng dưỡng, nếu mất thì sát sanh để cúng tế và đãi đằng những người đến phúng điếu. Chỉ mong sướng tai, khoái mắt, ngon miệng, vừa bụng người khác, chẳng tính đến chuyện gây phiền cho cha mẹ gánh tội nơi chín suối, chẳng đáng buồn sao?)

Kẻ phàm tục coi làm vậy là hiếu, chứ thật ra lòng hiếu ấy chính là đại bất hiếu! Hiếu kiểu đó đối với chính mình lẫn cha mẹ đều không có lợi ích, chỉ đổi lấy lời khen ngợi suông của tục nhân vô tri mà thôi! Nhưng ông vẫn còn có bà nội và bà nội kế, hãy nên khuyên họ đều cùng ăn chay niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì mới có ích. Nếu đợi họ chết rồi mới vì họ niệm Phật, sao bằng thừa dịp này khuyên họ tự niệm? Lại còn đem công đức niệm Phật của ông để hồi hướng cho họ, mong họ tiêu trừ túc nghiệp, tăng trưởng thiện căn, còn sống thì khỏe mạnh, yên vui, mất liền cao đăng cõi sen; đấy là lợi ích chân thật !”

• Trích từ: Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên – Quyển 1.
印光 法 師文 鈔 參 編
卷 一
ẤN QUANG ĐẠI SƯ.
Mục lục: 129. Thư trả lời cư sĩ Châu Thiện Xương (thư thứ nhất).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *