Tính khí càng ôn hòa thì phúc báo càng dày sâu

Tính khí của bạn ẩn chứa trong tu dưỡng của bạn. Có lúc vì việc vặt mà tức khí nổi giận, sau đó nghĩ lại, hà tất gì phải thế…

Suy nghĩ trước rồi mới nói

Có câu cổ ngữ: Nước sâu thì chảy chậm, người cao quý thì ăn nói từ tốn.

Tính khí chậm rãi không có nghĩa là chậm chạp đần độn. Lời nói trong lòng, chậm một chút rồi nói cũng không phải là hèn nhát. Trái lại, người tính khí điềm đạm thì nhân duyên càng tốt hơn, làm việc càng thuận lợi hơn.

Làm người cần hiểu được linh hoạt

Con người răng thì cứng mà lưỡi thì mềm, cuộc đời cũng chẳng quá trăm năm, đến cuối cùng, răng rụng hết mà lưỡi vẫn mềm như cũ.

Làm người cũng là đạo lý này, cứng cỏi là bề ngoài, bên trong nhất định ôn hòa mềm mại thì mới sống vui vẻ hơn.

Tức khí nổi giận với người khác là hành vi tự tư

Cô bạn đồng nghiệp bị lãnh đạo công ty mời ‘nói chuyện’, nói khéo rằng cô không phù hợp với công việc này lắm. Cô ở nhà đang có ‘chiến tranh lạnh’ với chồng mấy hôm nay, đột nhiên bùng nổ, đùng đùng nổi giận với lãnh đạo một trận rồi làm thủ tục nghỉ việc.

Cô càng nghĩ càng tức khí bực mình, càng nghĩ càng u uất. Nào là con cái không hiểu việc, nói không nghe, nào là các cụ lắm lời, cuộc sống thật là chán ngán.

Tôi hỏi cô: “Khi cuộc sống là một mớ bòng bong như thế, bạn có nghĩ mình có vấn đề gì không?”.

Rất nhanh chóng, cô trả lời: “Tôi không có vấn đề gì, tôi bực tức cũng là buộc phải thế. Hàng ngày tôi đều phải làm việc nhà, đi làm, mệt muốn chết, còn phải thông cảm người khác nữa sao”.

Cách màn hình máy tính nhưng vẻ khắc nghiệt của cô cũng khiến tôi ‘kinh sợ’ trong lòng. Tôi cơ bản đã hiểu ra tại sao cô ấy sống chán ngán và cáu gắt như thế này.

Tính khí bực tức càng lớn thì phúc khí càng giảm. Cứ nhìn khuyết điểm người khác, bới móc lỗi lầm người ta, không hề biết suy xét bản thân, người như thế này rất khó biết đủ, biết hạnh phúc.

Nhưng đáng quý là nếu khi tức giận mà lại biết quán chiếu nội tâm mình, tìm cội nguồn của tức giận, rồi bình tĩnh hóa giải nó, thì mới không đến nỗi khiến bản thân rơi vào vực xoáy của năng lượng tiêu cực.

Chúng ta thường dễ dàng ân cần thân thiết với người lạ mà lại hà khắc trách móc những người thân nhất. Thực ra đây là hành vi rất ngốc nghếch.

Bạn tức giận với người và việc mà bạn quan tâm, cũng sẽ không khiến sự tình tiến triển tốt lên tý nào, trái lại vì lời lẽ hồ đồ của bạn mà làm tổn thương người bạn yêu thương.

Tức khí nổi lên thì phúc khí sẽ giảm đi, muốn giữ được phúc khí thì trước tiên hãy không chế được tính khí.

Nửa đời sau chớ để tính khí cản trở phúc khí: Câu chuyện về hai bà cụ tuổi tác tương đương, nhưng nhân duyên lại quá khác biệt

Trong khu phố nọ, có 2 bà cụ để lại ấn tượng rất sâu sắc đối với tôi. Họ tuổi tác tương đồng, đều khoảng gần 70, nhưng tâm thái hoàn toàn khác biệt. Một cụ gương mặt hòa ái hiền từ an tường, đối nhân xử thế rất ôn hòa, tôi chưa từng thấy bà cao giọng tranh chấp với ai bao giờ. Hàng xóm láng giềng nói đến bà đều không ngớt lời khen ngợi, khen bà tính tình tốt, có tu dưỡng.

Còn bà cụ kia thì liếc mắt nhìn xéo người ta, gặp người liền nói con cháu bà khiến bà không yên lòng. Cuộc sống của bà quá nhiều nỗi khổ, thấy ai cũng không thuận mắt, dường như tất cả những người xung quanh đều nợ bà câu xin lỗi. Mọi người cũng không thân cận với bà, người thân của bà cũng ít qua lại với bà, cuộc sống càng ngày càng khổ sở phiền muộn.

Học cách khống chế tính khí mình mới là hành vi chín chắn

Trong thế giới người trưởng thành không có hai chữ ‘dễ dàng’. Ai cũng không thể tránh khỏi gặp những chuyện khiến mình bực tức, phẫn nộ.

Nhưng cuộc sống là của bản thân mình, bạn dùng tâm thái như thế nào để đối diện với cuộc sống, hoàn toàn do bản thân quyết định.

Người thực sự thông minh sẽ không đứng ở phía đối diện với tính khí để giao tranh với cuộc sống. Bạn cần nhìn lại tâm mình một cách chân thực, tìm được thiện ý và bình hòa trong nội tâm, thì mới có thể kéo mình ra khỏi vực sâu tiêu cực.

Có người nói:

Người thượng đẳng, có bản sự, không tức khí.

Người trung đẳng, có bản sự, có tức khí.

Người hạ đẳng, không có bản sự, có tức khí.

Bạn có tính khí thế nào thì sẽ có tâm thái thế ấy.

Một đời người, chính là không ngừng tu dưỡng.

Chúng ta cuối cùng cũng sẽ phát hiện ra, tự ngã chân chính vĩnh viễn là mềm mại và bình hòa.

Chớ để tính khí ngăn cản phúc khí. Tính khí càng ôn hòa thì phúc báo càng dày sâu. Bởi vậy mong sao cho mỗi người trong chúng ta đều luôn giữ được tâm bình khí hòa, dồi dào phúc khí, có cuộc sống may mắn và tốt đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *