Pháp nhẫn nại

Nhẫn nại là đức hạnh cao thượng.
Trong Chi Bộ Kinh, phần 5 chi, bài kinh Akkhantisutta Đức Phật dạy bài kinh này có 2 phần: phần đầu là Người không có pháp nhẫn- nại và phần sau là Người có pháp nhẫn nại.
Phần đầu: Người không có pháp nhẫn nại, Đức Phật dạy rằng:
– Này chư tỳ khưu! Người không có pháp nhẫn- nại có 5 quả xấu trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai:
1- Người không có pháp nhẫn nại bị phần đông mọi người không ưa thích.
2- Người không có pháp nhẫn nại thường hay gây oan trái với người khác.
3- Người không có pháp nhẫn nại hay tạo ác- nghiệp tự làm khổ mình, làm khổ nhiều người.
4- Người không có pháp nhẫn nại có ác tâm mê muội lúc lâm chung.
5- Sau khi người không có pháp nhẫn nại chết, ác nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trong 4 cõi ác giới (địa ngục, a su ra, ngạ quỷ, súc sinh).
<<<>>>
* Phần sau: Người có pháp nhẫn nại, Đức Phật dạy rằng:
– Này chư tỳ khưu! Người có pháp nhẫn nại có 5 quả báu trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai:
1- Người có pháp nhẫn nại được phần đông mọi người thương yêu quý mến.
2- Người có pháp nhẫn nại không gây oan trái với người khác.
3- Người có pháp nhẫn nại hay tạo đại thiện nghiệp đem lại an lạc cho mình, cho người.
4- Người có pháp nhẫn nại có đại thiện tâm tỉnh táo sáng suốt lúc lâm chung.
5- Sau khi người có pháp nhẫn nại chết, đại thiện nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện giới (cõi người và 6 cõi trời dục-giới).
***
Phần giảng giải
– Pháp không nhẫn nại đó là tâm nào?
– Pháp không nhẫn nại đó là sân tâm sở (dosacetasika) đồng sinh với 2 sân tâm.
* Người không có pháp nhẫn nại có sân tâm có 5 quả xấu bất lợi trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai như sau:
1- Người không có pháp nhẫn nại có sân tâm bị phần đông mọi người không ưa thích.
2- Người không có pháp nhẫn nại có sân tâm thường hay gây oan trái với người khác.
3- Người không có pháp nhẫn nại có sân tâm tạo ác nghiệp tự làm khổ mình, làm khổ nhiều người.
4- Người không có pháp nhẫn nại có ác tâm mê muội lúc lâm chung.
5- Sau khi người không có pháp nhẫn nại có sân tâm chết, ác nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau phần nhiều trong cõi địa ngục, chịu khổ cho đến khi mãn quả của ác nghiệp, mới thoát ra khỏi cõi địa ngục ấy. Nếu đại thiện nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trở lại làm người thì người ấy là người rất xấu xí đáng kinh sợ.
Ví dụ: Tích cô gái Pañcapāpī có 5 bộ phận xấu trong thân thể là 2 tay, 2 chân, miệng, 2 con mắt, 2 lỗ mũi xấu xí, đó là quả của ác nghiệp trước khi tạo phước thiện bố thí.
Và tích Kusajātaka Đức vua Kusa có gương mặt xấu xí đáng ghê sợ, đó là quả của ác nghiệp trước khi tạo phước thiện bố thí.
Khi Chánh cung Hoàng hậu Pabhāvatī nhìn thấy gương mặt của Đức vua Kusa, hoảng sợ té ngã xuống nước chết giấc, một lát sau mới tỉnh lại.
– Pháp nhẫn nại đó là tâm nào?
– Pháp nhẫn nại đó là vô sân tâm sở (adosa cetasika), có tâm từ đồng sinh với đại thiện tâm, v.v…
* Người có pháp nhẫn nại vô sân có tâm từ có 5 quả báu thuận lợi trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai như sau:
1- Người có pháp nhẫn nại vô sân có tâm từ được phần đông mọi người thương yêu quý mến.
2- Người có pháp nhẫn nại vô sân có tâm từ tha lỗi người khác, nên không gây oan trái với mọi người.
3- Người có pháp nhẫn nại vô sân có tâm từ tạo đại thiện nghiệp đem lại sự an lạc cho mình và mọi người.
4- Người có pháp nhẫn nại vô sân có tâm từ có đại thiện tâm tỉnh táo sáng suốt lúc lâm chung.
5- Sau khi người có pháp nhẫn nại vô sân có tâm từ chết, đại thiện nghiệp cho quả tái sinh làm người xinh đẹp đáng ngưỡng mộ, hoặc hóa sinh làm thiên nam hoặc thiên nữ có hào quang sáng ngời, có nhiều oai lực, được chư thiên quý mến.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *