Kiếp luân hồi là gì? Có ý nghĩa gì với cuộc sống của chúng ta. Trên thực tế sự luân hồi chuyển tiếp không chỉ có trong triết lý đạo Phật mà cũng từng được các nhà khoa học trên thế giới chứng minh sự tồn tại kiếp trước của con người. Hãy cùng Truyền hình An Viên bàn luận và làm rõ hơn về vấn đề này.
1. Luân hồi là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng từng nghe tới từ “luân hồi”, đấy như một điều hiển nhiên trong cuộc sống nhưng thực sự để chứng minh rằng có tồn tại hay không thì vẫn luôn gây tranh cãi khá nhiều.
1.1. Luân hồi chuyển kiếp là gì?
Hiểu một nghĩa cơ bản kiếp sống của con người cứ như một bánh xe lăn tròn, lăn đi lăn lại thành nhiều vòng không có điểm dừng lại. Và chúng ta cứ như vậy mải miết với hành trình của sự sống không biết đâu là nơi bắt đầu cũng như kết thúc.
Luân hồi là gì? Sự tái sinh có thực sự tồn tại
Đa số các giả thuyết đưa ra về định nghĩa bánh xe luân hồi đều hướng tới khái niệm về linh hồn. Cơ thể chúng ta sẽ gồm 2 phần riêng biệt: linh hồn và thể xác. Theo đó thể xác có thể thay đổi và già rồi chết đi, còn linh hồn sẽ tồn tại, sau một khoảng thời gian sẽ tiếp tục tái sinh vào một cơ thể khác tiếp tục hành trình sự sống.
1.2. Sự tái sinh là điều kỳ diệu trong cuộc sống
Khoa học cũng đã bắt tay vào nghiên cứu và ghi nhận rất nhiều trường hợp có thể ghi nhớ được quá khứ từ kiếp trước của mình. Họ thậm chí đã gặp những giấc mơ về một nơi xa lạ, về những con người chưa từng gặp qua nhưng lại rất đỗi thân quen, thậm chí là nói chuyện được bằng một thứ ngoại ngữ xa lạ.
Định nghĩa hay khái niệm của luân hồi không hề liên quan đến tôn giáo hay tín ngưỡng mà bạn đang theo đuổi. Bởi chúng thực chất chỉ là sự tái sinh của linh hồn, sự tồn tại có thực hoặc ký ức của tiền kiếp. Đó cũng là những ví dụ điển hình của sự tồn tại kiếp trước.
Luân hồi chuyển kiếp đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu
Đối với người Việt thì chắc hẳn bạn từng nghe tới những câu chuyện về đánh dấu trẻ em chẳng may mất sớm để lại vết bớt. Sau này có những đứa trẻ trong vùng được sinh ra với những vết bớt y hệt. Sự trùng hợp đó thật khó có thể nói được rằng chỉ là ngẫu nhiên. Đầu thai và chuyển kiếp thực sự không còn là điều bí ẩn, chúng đã và đang xảy ra được ông cha ta kể lại qua những câu chuyện.
Thế giới nhắc tới vị tiến sĩ Stevenson ông đã dành cả cuộc đời nghiên cứu về vấn đề luân hồi chuyển kiếp. Hơn 2,5 ngàn trẻ em đã được ông nghiên cứu và tìm hiểu về kiếp trước. Thật bất ngờ có tới 1,2 ngàn trẻ em đã được chứng thực những bằng chứng thú vị về kiếp sống của chúng trước đây.
Vị tiến sĩ này đã chia sẻ rằng những đứa trẻ có thể mô tả về lý do cái chết của mình, về tính cách, về nơi sinh sống thậm chí là ngoại hình của mình từ kiếp trước. Một điểm hết sức thú vị là có tới 90% các trường hợp đầu thai có giới tính giống với kiếp trước của mình.
2. Luân hồi chuyển kiếp trong đạo Phật
Trong giáo lý nhà Phật thì luân hồi chuyển kiếp, hay nhân quả luôn được đề cao và răn dạy chúng sinh luôn làm điều tốt để có những kiếp sống đẹp, sống tích đức để đời. Truyền hình An Viên sẽ chia sẻ cùng bạn những kiến thức rất hữu ích về sinh tử luân hồi chuyển kiếp trong đạo Phật.
2.1. Nhân quả luân hồi là gì?
Đức Phật có dạy rằng luân hồi chuyển kiếp không phải là linh hồn sau khi rời khỏi thể xác chết đi sẽ nhập lại vào một cơ thể khác để tiếp tục sự sống. Mà để thực sự tiếp tục sự sống khác linh hồn cần trải qua rất nhiều thời gian, cũng như sẽ phải tồn tại dưới dạng năng lượng và tái sinh trên một cơ thể loài người hoặc thấp hơn loài người.
Kiếp sau của bạn là gì – Do chính bạn quyết định
Khi đi Hoằng Pháp, Đức Phật đã giảng giải rằng kiếp luân hồi chết đi và hồi sinh sang một cơ thể khác, sự sống khác như thế nào chính là từ bản thân mình mà ra. Tất cả từ lời nói, ý nghĩ, hành động, cách sống… tất cả đều là nghiệp. Nghiệp xấu nghiệp tốt cũng tích tụ lại và sinh ra nhân quả. Những người tái sinh hưởng được sự sống tốt đẹp hơn thì đó chính là phước báu người đó gây dựng được từ kiếp trước. Và cũng theo đó những người phải chịu khổ hạnh, gặp nhiều biến cố thì do nghiệp họ gây dựng quá nhiều.
Dòng bánh xe luân hồi tiếp diễn mãi không ngừng, kiếp sau thừa hưởng phước báu của kiếp này. Hai kiếp tái sinh khác nhau thì cuộc sống và những khó khăn cũng như hạnh phúc chúng ta gặp phải sẽ không giống nhau hoàn toàn, thậm chí còn khác biệt vì do nghiệp gây nên.
2.2. Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo
Đây chính là những cõi mà chúng ta có thể tái sinh vào tùy theo nghiệp của mỗi người. Và 6 cảnh tái sinh thường được diễn tả lại theo hình ảnh của bánh xe luân hồi.
- Cõi trời
Đây chính là cõi cao nhất mà chúng ta luôn mong muốn hướng tới. Tuy nhiên để được sống trong cõi này bạn cần phải có thật nhiều phúc đức, phước báu tích lũy trong nhiều kiếp sống. Cuộc sống sẽ trải qua những sự thuận lợi, được sinh sống trong cảnh giàu sang phú quý với một ngoại hình xinh đẹp.
- Cõi A-tu-la
Đây chính là đại diện của sự mạnh mẽ, giận dữ nhưng cũng rất nhiều tài năng đi kèm. A-tu-la cũng sẽ có những biểu hiện ghen ghét đố kị những người có tài năng hơn mình.
- Cõi Ngạ Quỷ
Có thể miêu tả ngạ quỷ khá dữ tợn, với chiếc bụng rỗng nhưng chiếc cổ và miệng rất bé không thể nuốt được nhưng mà lại cực kỳ tham lam. Biểu trưng có những người có thói tham lam vô độ, ích kỷ chỉ muốn chiếm của người khác cho mình.
6 cõi luân hồi trong đạo Phật
- Cõi địa ngục
Dành có những ai gây nên quá nhiều tội ác không thể dung tha. Một nơi đen tối và đáng sợ nhất dành cho những ai có tâm tàn độc. Họ sẽ bị trừng phạt theo nhiều mức khác nhau và sẽ phải chịu đau đớn khổ nhục.
- Cõi súc sinh
Nói chung lại đây là cõi của những loài động vật, chúng thường có xu hướng nhút nhát, sợ những thứ đe dọa xung quanh, lảng tránh.
- Cõi người
Một cõi giúp chúng ta có thể tích đức, làm những điều thiện lành, gây dựng thật nhiều phước báu để luôn được sống trong an nhiên và gặp thật nhiều điều hạnh phúc.
Chắc hẳn rằng với những thông tin truyền hình An Viên cung cấp bạn đã biết được luân hồi là gì? Và có những cái nhìn đa chiều về vấn đề này. Cùng ghi nhớ và xây dựng một cuộc đời thật nhiều điều tốt đẹp và hạnh phúc đến với chính bạn và gia đình dù ở kiếp này hay vạn kiếp mai sau.