Lời Phật dạy về minh và vô minh

Nếu hiểu biết là vô minh, không đúng với sự thật, thì cuộc sống của người đó sẽ mâu thuẫn với sự thật nên sẽ có sầu bi khổ ưu não. Nếu hiểu biết là minh, đúng với sự thật thì sẽ không mâu thuẫn và sẽ thích nghi với mọi sự thật và, sẽ không có sầu bi khổ ưu não.

Minh và vô minh nghĩa là như thế nào?

“Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương Xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất, Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la cùng ở trong núi Kỳ-xà-quật. Buổi chiều sau khi từ thiền tịnh dậy, Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, cùng nhau thăm hỏi, rồi ngồi lui qua một bên, nói với Tôn giả Xá-lợi-phất:

– Tôi có điều muốn hỏi, Nhân giả có rảnh để giải đáp cho chăng?

Tôn giả Xá-lợi-phất trả lời:

– Tùy theo những gì Nhân giả hỏi, nếu tôi biết, tôi sẽ trả lời.

Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:

– Gọi là vô minh, vậy thế nào là vô minh?

Không biết tức là vô minh.

Trí viên giác chiếu soi vô minh

Tôn giả Xá-lợi-phất trả lời:

– Là không biết. Không biết tức là vô minh. Không biết cái gì? Không biết như thật mắt là vô thường; đó gọi là không biết. Không biết như thật mắt là pháp sanh diệt, đó gọi là không biết. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Như vậy, Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la đối với sáu xúc nhập xứ này mà không như thật thấy, biết, không vô gián đẳng, ngu si, không sáng, tối tăm, đó gọi là vô minh.

Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la lại hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:

– Gọi là minh, vậy thế nào là minh?

Tôn giả Xá-lợi-phất trả lời:

– Là biết. Biết tức là minh. Biết những gì? Mắt là vô thường, nên biết như thật mắt là vô thường; mắt là pháp sanh diệt, nên biết như thật mắt là pháp sanh diệt. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. Thưa Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la, đối với sáu xúc nhập xứ này mà như thật biết, thấy, sáng tỏ, giác ngộ, có trí tuệ, có vô gián đẳng, đó gọi là minh.

Bấy giờ, hai vị Chánh sĩ đều tùy hỷ, mỗi người trở về chỗ của mình.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 251)

Nếu hiểu biết là Minh, đúng với sự thật thì sẽ không mâu thuẫn và sẽ thích nghi với mọi sự thật và, sẽ không có sầu bi khổ ưu não.

Nếu hiểu biết là Minh, đúng với sự thật thì sẽ không mâu thuẫn và sẽ thích nghi với mọi sự thật và, sẽ không có sầu bi khổ ưu não.

Vô thuỷ vô minh và Nhất niệm vô minh

Suy nghiệm lời Phật về minh và vô minh 

Minh trong đạo Phật là tuệ giác, thấy biết như thật về vạn pháp. Khi thành đạo, Đức Phật chứng Tam minh (Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh). Các bậc Thánh A-la-hán chứng đạo thì vô minh diệt và minh sinh. Hàng đệ tử Phật chúng ta mỗi phút giây vẫn đang thực tập minh sát, phát huy chánh niệm và tỉnh giác để thấy tất cả pháp đều vô thường, sinh diệt, vô ngã.

Vô minh là hiểu biết không đúng sự thật các sự vật và hiện tượng mà theo thuật ngữ Phật học gọi là các pháp, còn được gọi là Vọng tưởng, là Tà kiến là Không Liễu tri các pháp. Vô Minh là hiểu biết của phàm phu. Minh là hiểu biết đúng như thật các pháp còn được gọi là Trí tuệ, là Chánh kiến, là Liễu tri hay Tuệ tri các pháp thuộc về bậc Thánh đã Giác ngộ. Toàn bộ sự tu tập của người Phật tử bao gồm Pháp học, Pháp hành và Pháp thành là để chấm dứt Vô minh, để khởi lên Minh, làm cho viên mãn và an trú Minh. Điều này đã được Đức Thế tôn giảng giải trong Kinh Pháp Môn Căn Bản, một bản kinh quan trọng vào bậc nhất trong toàn bộ kinh điển. Nội dung của bản kinh chỉ ra rằng: Kẽ phàm phu Tưởng tri các pháp mà Không Liễu tri các pháp và vì Không Liễu tri các pháp nên Dục hỷ các pháp. Chính Dục hỷ các pháp là Căn bản (nguyên nhân) của đau khổ. Bậc Thánh Alahan và chư Phật Thắng tri các pháp và Liễu tri các pháp nên không còn Dục hỷ nên không còn Nguyên nhân của đau khổ.

Người trí qua ví dụ sau có thể hình dung ra những điều này. Ví như một đứa trẻ một tuổi khi nhìn thấy một hòn than lửa đỏ, nó sẽ khởi lên hiểu biết về điều được thấy, do hiểu biết đó nó đi đến cầm lấy hòn than lữa đỏ và kết quả là bỏng tay, rất đau khổ. Một người lớn đã có kinh nghiệm, khi nhìn thấy hòn than lữa đỏ, hiểu biết về đối tượng được thấy khởi lên, biết được sự nguy hiểm khi tay chân chạm vào hòn than lữa đỏ và do hiểu biết như vậy người đó không đưa tay cầm lấy hòn than lữa đỏ như đứa trẽ kia.

. Khi thành đạo, Đức Phật chứng Tam minh (Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh).

. Khi thành đạo, Đức Phật chứng Tam minh (Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh).

Nóng giận là lửa vô minh,lửa vô minh thì thiêu huỷ rừng công đức

Tóm lại là hiểu biết như thế nào thì sống như thế ấy. Nếu hiểu biết của một người là vô minh, không đúng với sự thật, thì cuộc sống của người đó sẽ mâu thuẫn với sự thật, xung đột với sự thât, nên sẽ có sầu bi khổ ưu não. Nếu hiểu biết của một người là minh, đúng với sự thật thì sẽ không mâu thuẫn, không xung đột, và sẽ thích nghi với mọi sự thật và sẽ không có sầu bi khổ ưu não.

Vô minh chỉ cho trạng thái tinh thần mê muội đối với sự vật, không thông đạt chân lý và không thể lý giải rõ ràng đạo lý của các sự tướng. Cũng chỉ cho nhận thức thế tục không hiểu được đạo lý Phật giáo. Trong Thiết Nhãn pháp ngữ, khi nói về thức ấm, ngài Thiết Nhãn nói: “Tâm bạn được thanh tịnh từ đầu đến cuối thời tọa thiền. Không một niệm tốt hay xấu khởi lên. Cũng không rơi vào trạng thái vô ký. Tâm thanh tịnh như bầu trời mùa thu. Sáng trong như gương sáng sạch bóng. Lúc đó, tâm bạn giống như cái rỗng rang của hư không, bạn thấy như pháp giới hiện hữu cả trong ấy, như có một cái gì thanh lương khó nghĩ…Tuy nhiên khi trạng thái này tiếp tục mà hành giả nghĩ mình đã đạt đến giác ngộ và thấy mình ngang với Thích Ca Mâu Ni… là một lỗi lầm lớn. Đến được ngôi vị này là thể hội uẩn thứ năm”. Đó là chỗ chứng nghiệm của các hành giả tu thiền khi đạt được phần Sở minh nói trong kinh Lăng nghiêm, phần Năng kiến nói trong luận Đại thừa khởi tín. Đó là lý do ngài Phú-lâu-na trả lời Đức Phật rằng: “Nếu cái không sáng mà gọi là giác thì không có sở minh”. Sáng trở thành đối tượng có thể thấy, gọi là sở minh. Nếu sáng không phải là dụng của giác tâm thì chúng ta không thể chiêm nghiệm được cái sáng ấy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *