Ai không học được chữ “bỏ” mà muốn sống hạnh phúc trong cuộc đời này thì không khác gì muốn nấu cát thành cơm.
Phật dạy: “Bỏ tất cả mới được tất cả, dù được tất cả vẫn không một niệm dính mắc chấp có.”
Thông thường thì tranh giành mới được, giữ chắc mới được, nắm chắc mới được, ôm chặt mới được; Bỏ là mất đi, buông là mất đi, xả là mất đi, là thiệt thòi, là không nên, là ít người chịu bỏ, chịu buông, chịu thiệt.
Nhưng trên đời lại có nhiều thứ càng tranh giành càng không được, càng nắm chặc thì càng dễ rớt, càng ôm chặt thì càng dễ mất, càng tham lam thì càng thâm nhiều; càng không tranh lại tự được, vui càng buông bỏ thì càng tốt hơn, càng xả thì càng tăng, càng cho đi nhiều thì càng được nhiều hơn.
Ai không học được chữ “bỏ” mà muốn sống hạnh phúc trong cuộc đời này thì không khác gì muốn nấu cát thành cơm.
– Lý thông thường cuộc đời, không bỏ ra cái nhỏ sao có được cái lớn, không bỏ vốn ra làm ăn, làm sao có lời vào, không bỏ công sức tiền bạc học hành sao thành tài được,
– Không bỏ thói hư tật xấu sao thành người tốt được, không bỏ thời gian sức lực tập luyện thân thể làm sao có sức khỏe tốt được
– Không bỏ tính ích kỷ nhỏ nhen làm sao sống được vui vẻ, không bỏ tính bỏn sẻn tham làm thì sao có được nhiều bạn bè tốt, không bỏ tính nóng nảy giận hơn thì làm sao gia đình được êm ấm, không bỏ qua lỗi lầm của người khác lam sao muốn được người khác tha thứ cho mình, không bỏ thói cố chấp thì làm sao sống an vui hạnh phúc được…
– Dù là tu hành đạt đến sơ thiền, đạt được niềm hỷ lạc nhờ xa lìa các pháp ác, nhưng nếu không bỏ sơ thiền thì làm sao tiến lên nhị thiền hỷ do định sanh được
Nên dù tu hành, hay sống trong cuộc đời thì bỏ mới là thật được, nhất là bỏ các thói hư tất xấu, ích kỷ cố chấp thì hạnh phúc mới đến gần ta được.