Nghiệp Là Gì? Có Mấy Loại? Cách Hóa Giải Nghiệp Chướng

Đã bao giờ bạn tự hỏi “Nghiệp là gì?”. Khái niệm về “nghiệp” hay nghiệp báo, nghiệp quả được hiểu là một định luật chỉ ra rằng mỗi một nguyên nhân đều tạo ra một hậu quả, có nghĩa là các hành động của con người đều có những hậu quả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Truyền hình An Viên tìm hiểu qua bài viết chi tiết dưới đây nhé!

XIN THƯỜNG NIỆM “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”

1. Nghiệp là gì?

Nghiệp là một khái niệm được dùng trong Phật giáo chỉ về quy luật chung quan hệ nhân quả.

  • Nghiệp hay còn gọi là Karma tiếng Phạn là tư tưởng, lời nói, việc làm của con người hay còn gọi là ý muốn làm hoặc tác ý cũng được gọi là nghiệp
  • Có nhiều loại nghiệp như: nghiệp thiện, nghiệp ác, nghiệp báo, khẩu nghiệp…Chúng sanh tạo ra nghiệp và sẽ nhận lại nghiệp báo không xa.

Theo bạn hiểu “Nghiệp là gì?”

Theo bạn hiểu “Nghiệp là gì?”

Ðịnh nghiệp là hành động lành hoặc dữ có cộng tác với ý thức tạo thành nghiệp quyết định. Bất định nghiệp là hành động hoặc lành hoặc dữ không cộng tác với ý thức nên thành nghiệp không quyết định.

Nghiệp ảnh hưởng lớn đến tu hành đồng thời dẫn chúng sinh đi vào sinh tử luân hồi. Tiếng Phạn là karma, hành động bắt đầu từ ý thức, lời nói, thân thể sau nhiều lần lặp đi lặp lại sẽ tạo thành thói quen và chi phối, dẫn dắt chủ thể theo nó.

Bên cạnh đó, nghiệp còn là việc làm của chính mình, mình làm chủ những hành động tạo tác và chính y phải thừa nhận hậu quả mà nó đưa tới. Trong kinh Đức Phật đã dạy: “Chúng sanh làm chủ tạo nghiệp và thừa kế nghiệp mà chính mình đã tạo, không ai khác ngoài mình.” Có những loại nghiệp được liệt kê như sau:

  • Tập quán nghiệp là những nghiệp tạo tác trong hiện tại do tập quán kết thành.
  • Tích lũy nghiệp là những nghiệp tạo tác trong nhiều đời chất chứa lại.
  • Cực trọng nghiệp là nghiệp mạnh mẽ hơn các nghiệp khác. Có 2 loại cực trọng nghiệp là thiện và bất thiện.
  • Cận tử nghiệp là nghiệp quấn thân của người khi đã chết. nhân quả từ cận tử nghiệp có sức ảnh hưởng, chi phối rất lớn.

2. Nghiệp quả trong Phật giáo

Chúng sinh đều biết “Gieo nhân nào, gặt quả nấy” dù muốn hay không đều phải gánh chịu “Quả” mình gây ra. Nếu vậy, Đức Phật chẳng thể đóng góp được gì đối với việc chuyển hóa khổ đau của mỗi người. Sự thật, sự đóng góp của Đức Phật và đạo Phật cho nhân gian này quá lớn lao, trong đó có học thuyết về nghiệp. Do vậy, ta cần nhìn lại để xác định đâu là ý nghĩa đích thực của giáo lý nghiệp theo lời Phật dạy.

Thế nào là nghiệp quả trong Phật giáo?

Thế nào là nghiệp quả trong Phật giáo?

  • Nghiệp trong Phật giáo là kết quả của thân, miệng, suy nghĩ. Các hành động được lặp lại nhiều lần tạo thành thói quen.
  • Nghiệp quả (báo ứng) là kết quả của những việc làm trước đây, luôn có sự cân bằng giữa nghiệp nhân và nghiệp quả.
  • Chữ “báo” là kết quả công bằng tương xứng với hành động trước đây. Chúng ta làm việc thiện tất có thiện báo, làm việc ác tất có ác giả.

3. Nhân quả nghiệp báo là gì?

Nhân quả nghiệp báo là giáo lý của Phật pháp, dùng trí tuệ để hiểu rõ nguyên lý vận hành vũ trụ, tuần hoàn và bản chất cuộc sống.

Nghiệp là kết quả từ hành động của chủ thể. Nghiệp ảnh hưởng đến tính cách, thân phận, đặc điểm mỗi con người. Chúng ta phải gánh chịu nghiệp từ những hành động trong quá khứ có thể hưởng trái ngọt từ việc thiện, trái đắng từ những việc ác, dẫn con người luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác.

Gieo nhân nào gặt quả nấy có đúng không?

Gieo nhân nào gặt quả nấy có đúng không?

Nghiệp quả được tạo ra từ nghiệp gồm có nghiệp cũ, nghiệp mới, biệt nghiệp, cộng nghiệp. Nhân quả – Nghiệp báo luôn tồn tại nhưng không ai nắm bắt được tường tận được tuy nhiên luôn tồn tại định số trong nghiệp.

Ác giả sẽ có ác báo kiếp trước làm ác, kiếp này phải trả nợ nghiệp. Nếu tu nhân tích đức sẽ hóa giải dần nghiệp lực đã tạo ra.

4. Có mấy loại nghiệp?

Theo quan niệm đạo Phật thì nghiệp sẽ bao gồm hai loại: Nghiệp gia tiên dòng họ và Nghiệp bản thân.

4.1. Nghiệp gia tiên, dòng họ là gì?

Nghiệp gia tiên tức là con cháu dòng họ sẽ hưởng nghiệp thiện hoặc ác nghiệp từ tổ tiên. Nghiệp lực được tích tụ từ đời này sang đời khác.

Dân gian thường truyền tai nhau rằng dòng họ nào chuyên làm nghề đồ tể, giết trâu bò, lợn, chó thì nghiệp sẽ rất nặng. Bởi lẽ những động vật này đều có linh hồn thậm chí rất thông minh và trung thành, khi bị cướp đi sự sống chắc hẳn chúng nó sẽ có oán hận.

Hơn nữa, nếu cả họ đều làm, truyền nghề từ đời này sang đời khác thì nghiệp chướng càng nặng cần được hóa giải ngay, không sẽ mang đến hậu họa cho con cháu đời sau.

Nghiệp chướng dòng họ có ảnh hưởng đến đời con cháu không? 

Nghiệp chướng dòng họ có ảnh hưởng đến đời con cháu không?

Tất cả các dòng họ đều có nghiệp, để giải hết nghiệp thì phải đi tu hành, muốn dòng họ mình không còn nghiệp thì cả dòng họ đều phải đi tu, đều này là không thể, do đó dòng họ nào cũng có nghiệp. Dựa vào điều đó khi đi xem bói nhiều thầy sẽ phán rằng dòng họ này nghiệp nặng lắm, bạn đừng quá lo lắng vì nghiệp nào đều có thể giải được chỉ cần thời gian và tâm hồn hướng thiện.

Xem thêm: Tứ diệu đế là gì? Gồm những gì? Ý nghĩa tứ diệu đế Phật Giáo

4.2. Nghiệp do chính bản thân mình tạo ra

Theo nhà Phật khi con người sinh ra và chết đi thì chỉ có thể mang theo duy nhất 2 thứ đó chính là nghiệp và đức. Không phải của cải hay tiền tài cũng chẳng phải tình duyên hay thân quyến như nhiều người suốt ngày lo lắng cũng như vướng bận. Lúc sinh ra các bạn đến tay không thì khi chết đi các bạn cũng ra đi tay không.

Cái giá của việc gieo nghiệp không chỉ đi theo đến cuối đời

Cái giá của việc gieo nghiệp không chỉ đi theo đến cuối đời

Con người được sinh ra sẽ mang trong mình 2 trường năng lượng, cụ thể thì trường năng lượng trắng chính là đức còn trường năng lượng đen chính là nghiệp. Tùy vào mức độ đức và nghiệp thì trường năng lượng đó sẽ có thể lớn hơn hoặc ít hơn trường năng lượng còn lại.

Cơ thể con người tồn tại hữu hạn nhưng linh hồn của con người lại tồn tại bất diệt. Linh hồn con người sẽ chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, nghiệp cũng vậy. Vì thế từ khi sinh ra các bạn có thể đã mang nghiệp trong mình từ kiếp trước rồi. Chứ không phải chỉ tính nguyên nghiệp trong kiếp này. Nghiệp cũng được tích tụ chuyển qua rất nhiều kiếp của mỗi con người nên kiếp này chúng ta phải trả giá cho kiếp trước thì cũng không có gì là lạ cả, do đó chúng ta phải hóa giải nghiệp chướng.

5. Cách hóa giải nghiệp chướng

Phật dạy hóa giải nghiệp lực sẽ mang lại những điều tốt lành trong cuộc sống, tiêu tan hết bực bội, ưu phiền, giữ tâm thanh tịnh, hóa giải những việc ác, lầm lỗi đã gây ra trong quá khứ. Khi làm được điều này những điều tốt lành, may mắn sẽ đến với cuộc sống, tâm hồn được thanh thản, bình yên.

Phật nói gì về cách hóa giải nghiệp chướng

Phật nói gì về cách hóa giải nghiệp chướng

5.1. Hóa giải oán hận với người khác

Không ai làm vừa lòng được mọi người từ đó sẽ kết oan nghiệt. Để tiêu tan mối nghiệt này thì phải làm sao?

Để trừ nghiệp chúng sinh cần giải oán và mở kết. Mở lòng mình ra chính là cách tốt nhất để xóa bỏ nghiệp chướng. Phật không hóa giải được duyên người kết, tâm hướng Phật để lòng được thanh thản, hướng tới điều thiện, rũ bỏ điều ác.

Làm cách nào để vơi bớt oán nghiệp

Làm cách nào để vơi bớt oán nghiệp

5.2. Thường xuyên sám hối, niệm Phật hàng ngày

Với những người khẩu Phật tâm xà dù đọc bao nhiêu kinh Phật, đi tứ phương bái Phật cũng phải nhận nghiệp do mình gây ra. Ăn chay, niệm Phật, sám hối không đủ hóa giải được nghiệp chướng mình đã gây ra.

Làm cách nào để hóa giải những nghiệp chướng mà mình tạo ra

Làm cách nào để hóa giải những nghiệp chướng mà mình tạo ra

Sở dĩ như vậy vì nghiệp chướng của người này quá nặng đã tích tụ quá nhiều. Do vậy việc công đức niệm Phật dù phần nào đã giúp họ tiêu trừ đi rất nhiều nhưng mà vẫn chưa thể dứt sạch nghiệp chướng. Cho nên cần phải niệm Phật thường xuyên mỗi ngày, mới mong giảm bớt được nghiệp chướng.

5.3. Làm thật nhiều việc thiện để tích đức về sau

Thiện chính là yếu tố quan trọng, là phong thủy mạnh nhất để có thể thay đổi vận mệnh của con người.

Làm việc thiện là cách tốt nhất để hóa giải nghiệp chướng, tu nhân tích đức chính là yếu tố quan trọng, là phong thủy mạnh nhất để có thể thay đổi vận mệnh của con người.

Làm việc thiện tích đức là cách hóa giải nghiệp chướng hiệu quả

Làm việc thiện tích đức là cách hóa giải nghiệp chướng hiệu quả

Cứu người thoát nạn luôn được coi là công đức hàng đầu, được người người khen ngợi, được các bậc Thánh thần tán dương bất kể là ở nền Văn hóa hay Tôn giáo nào trên thế giới. Vì bản chất mọi tôn giáo đều hướng con người ta làm thiện, cao cả.

Một trong những cách cứu người đơn giản, bất kỳ ai đủ điều kiện đều có thể làm được là hiến máu nhân đạo. Hiến máu cứu chính giúp những con người đang chiến đấu với lưỡi hái tử thần hàng giờ và giành giật lại sự sống.

5.4. Sống bao dung và độ lượng hơn với mọi người xung quanh

Nghiệp chướng được sinh ra từ lòng tham, sân, si, đố kỵ từ đó sẽ gây ra những điều không tốt cho bản thân và cộng đồng chính là đang tạo ác nghiệp.

Buông bỏ những buồn phiền của bản thân chính là cũng là cách để giải thoát được ác nghiệp. Tâm càng thanh tịnh an nhiên bao nhiêu thì nghiệp ác càng tiêu tan bấy nhiêu, tâm càng nhiều muộn phiền thì nghiệp ác sẽ ngày càng tích tụ.

Sống bao dung, nhân ái, buông bỏ muộn phiền là cách để vơi bớt oán nghiệp

Sống bao dung, nhân ái, buông bỏ muộn phiền là cách để vơi bớt những ác nghiệp

Do đó độ lượng, bao dung với người khác chính là bạn đang bao dung với bản thân mình, tha thứ cho người khác chính là đang tha thứ cho bản thân. Có thể nói đây là phương pháp tạo nghiệp lành nhanh nhất, hiệu quả nhất, đơn giản nhất.

Khi nghiệp lành được sinh ra, cùng với đó nghiệp chướng hay ác nghiệp cũng sẽ tự hóa giải. Bạn nên tâm niệm rằng khoan dung độ lượng sẽ đem lại phúc báo suốt cả đời.

Trên đây là bài viết về “Nghiệp và Nghiệp trong Phật giáo là gì?”. Truyền hình An Viên mong rằng qua bài viết bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, điều chỉnh cách sống, quan niệm sống để cuộc sống thanh thản, yên bình gặp nhiều may mắn.

XIN THƯỜNG NIỆM “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *