Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện, bỏ tà quy chánh không chỉ đem lại hạnh phúc an vui cho cha mẹ trong đời này mà cả những đời sau. Làm được điều này mới gọi là tận hiếu, chí hiếu, là “làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cho cha”.
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác tuệ, khuyến khích hướng dẫn, an trú vào trí tuệ. Như vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha.
PHỤNG DƯỠNG CHA MẸ NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐƯỢC PHƯỚC LỚN ?
Lời bàn:
Hầu hết chúng ta đều tâm niệm cha mẹ là Trời Phật, là đối tượng kính thờ, là bất khả xâm phạm. Nuôi dưỡng và hun đúc ý niệm này sâu vào tâm khảm là một tố chất quan trọng để tác thành nên tâm hiếu, hạnh hiếu. Song thực tế cho thấy vẫn còn nhiều bậc cha mẹ do nghiệp lực chi phối nên chưa thực sự gương mẫu và thể hiện hết trách nhiệm, vai trò phụ mẫu của mình, dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ cho con cái và cả gia đình.
Người đời thường phê phán con cái bất hiếu là nghịch tử nhưng cũng nghiêm khắc khi quy kết “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Hiện có không ít những người co phải gánh chịu chua chát với câu “ân nghĩa sanh thành”, oán trách và xa lánh cả song thân. Ở đây, chúng ta không trách cứ ai cả, vì đã là con người thì dù ở vai vị nào cũng có những hạn chế nhất định, không ai tránh khỏi lỗi lầm.
Người ta thường nói trong cuộc sống, không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn cha mẹ, và không có bất hạnh nào lớn hơn bất hạnh của kẻ mồ côi.
Nỗi đau thấu trời:Nữ sinh Trà Leng gục khóc bên mộ của cha mẹ
Cần bình tâm quán sát về bản thân, gia đình để nhận ra dòng vận hành của nghiệp lực, cộng nghiệp của cả gia đình. Nhờ quán chiếu sâu sắc vào cộng nghiệp, chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn về thực trạng gia đình hiện tại mà bớt đi những oán trách lẫn nhau và quan trọng hơn là mở ra một hướng mới để chuyển hóa, khắc phục. Ngay đây, việc thực thi hạnh hiếu được nâng tầm cao hơn là khuyến hóa cha mẹ bỏ tà quy chánh.
Con hư cũng là con, cha mẹ dẫu có “sơ suất” gì thì cũng là cha mẹ, không ai thay đổi được cộng nghiệp này. Do vậy, trợ duyên để chuyển hóa lẫn nhau, cải tạo cộng nghiệp gia đình tốt đẹp hơn là điều cần làm của người con Phật hiếu thảo. Với con người, mọi lỗi lầm đều từ vô minh mà ra, từ tham ái mà hình thành, từ sân si mà dấy khởi. Thay vì oán trách, chúng ta hãy vận dụng tín (niềm tin), giới (làm lành, tránh ác), thí (buông xả) và tuệ (hiểu biết) vùng với tình thương, kính trọng để khuyến hóa cha mẹ hướng về Tam bảo.
Không ai nỡ nhìn người thân của mình đi vào cõi ác. Do vậy, khuyến hóa cha mẹ hướng thiện, bỏ tà quy chánh không chỉ đem lại hạnh phúc an vui cho cha mẹ trong đời này mà cả những đời sau. Làm được điều này mới gọi là tận hiếu, chí hiếu, là “làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cho cha”.