Đức Phật dạy có bốn điều quý báu mà con người trên thế gian này luôn mong muốn và tìm kiếm.
Đó là:
• Sức khỏe, không bệnh tật
• Hạnh tri túc, biết đủ
• Người mà ta cảm thấy gần gũi, thương yêu
• Hạnh phúc Niết Bàn.
Muốn có được bốn “lộc” hay bốn quả này trong tay, ta phải hết lòng tu tập bằng cách bố thí, trì giới, và hành thiền. Trong bốn lộc này thì hạnh phúc Niết Bàn là hiếm quý nhất – cao thượng nhất. Ta phải nỗ lực tu tập để thấy Niết Bàn là có thật, để không uổng phí cả một đời người.
Đức Phật cũng dạy rằng có bốn điều không bao giờ hiện hữu trên đời này:
Không bao giờ có dấu chân trong hư không: con chim bay không bao giờ để lại vết chân, bậc đã giải thoát hoàn toàn không lƣu lại dấu vết.
Đức Phật dạy nếu người Phật tử muốn tỏ lòng tôn kính Ngài thì nên cúng dường Ngài bằng sự thực hành Giáo Pháp vì đó là món quà giá trị và cao quý nhất.
• Không bao giờ có bậc Sa Môn, không bao giờ có người giác ngộ, giải thoát ngoài Giáo Pháp của Đức Phật.
• Các pháp hữu vi không bao giờ trường tồn mãi trong thế gian.
• Niết Bàn không có thay đổi và sợ hãi. Muốn thực sự nghiệm được bốn điều này, ta lại cũng phải nỗ lực thực hành Giáo Pháp.
Đức Phật dạy nếu người Phật tử muốn tỏ lòng tôn kính Ngài thì nên cúng dường Ngài bằng sự thực hành Giáo Pháp vì đó là món quà giá trị và cao quý nhất.
Thật vậy, nếu ta hành đạo đạt đến giải thoát đau khổ, ta mới thực sự an vui. Rồi đem cái an vui ấy lên dâng cúng Ngài. Lúc ấy ta mới thật là con trai, con gái của Ngài. Con thì phải giống cha: không tham, sân, si. Như vậy, cũng không cần phải bỏ nhà cửa, vợ con đến chùa bái lạy Ngài mới gọi là cúng dường.
Chỉ cần thực hành để thấy cho được nhân, quả của khổ, của vui. Đó là cách tỏ lòng tri ân Đức Bổn Sư một cách trọn vẹn và ý nghĩa nhất. Cúng dường Phật lúc thân còn trẻ trung khỏe mạnh, tâm còn sáng suốt thì phước nhiều hơn.
Ví như đối với bác sĩ, thân chủ còn trẻ, khỏe, dễ chữa trị hơn người già yếu. Ta đừng đợi đến khi hết cách chữa mới đi kiếm thầy, chạy thuốc thì dù thầy giỏi, thuốc tiên cũng không trị được bệnh. Vậy ta cũng không nên đợi đến lúc già, bệnh mới nhớ cúng dƣờng Phật để cầu Ngài cứu độ mà phải biết cách đoạn diệt cái khổ ngay từ bây giờ trong từng giây phút.
Loại trừ được cái chết trong từng giây phút chính là cúng dường Tam Bảo từng giây phút.