Đạo lý làm phước

Khi làm lợi ích cho người khác thì người đó có thêm phước báo.
Phước báo đến sớm hay muộn còn tuỳ duyên của người làm phước, tuỳ vào tâm nguyện của người làm phước.
Chẳng hạn nếu người làm phước mong cho mình được may mắn làm ăn giầu có… tức là cầu phước thế gian thì phước này đến sớm, hưởng thụ thì lại hết, không được bền lâu.
Người làm phước mà không có ý cầu mong hưởng phước chỉ làm phước xuất phát từ tâm từ bi, yêu thương con người thì phước này sẽ đến chậm hơn và phước viên mãn tràn trề và bất ngờ.
Nếu người làm phước với tâm từ bi vô lượng và hướng tâm về tu hành giải thoát thì sẽ biến thành phước vô lậu, phước vô lậu mang theo trong nhiều đời kiếp và bền lâu.
Luật nhân quả biến thiên rất vi diệu, cùng gieo một nhân nhưng còn tuỳ theo tâm nguyện của người làm phước sẽ có quả báo khác nhau.
Chứ không hoàn toàn là gieo nhân nào gặt quả đó như mọi người thường nói.
Cách nói đó là nói tắt, nói đơn giản.
Thực tế gieo một nhân có thể trổ ra vô số quả.
Hoặc gieo nhân này lại trổ quả khác.
Đó chính là sự biến thiến vi tế công bằng của luật nhân quả cảm ứng với tâm người.
Người chưa biết nhiều Phật Pháp, tâm hẹp thì khi làm phước thường cầu pháp hữu lậu.
Người có trí tu hành, làm phước không cầu phước mà luôn cầu nguyện cho bá tánh thiên hạ có được những điều tốt đẹp bình an, thịnh vượng.
Hoặc cầu cho mọi người biết Phật Pháp hiểu và tin nhân quả, tránh dữ tránh xấu làm lành, tinh tấn tu hành cùng trọn thành Phật đạo.
Người làm phước mà luôn cầu nguyện cho mọi người, cầu những điều tốt đẹp cho người sống, cầu siêu cho các vong linh thì người đó sẽ có phước vô lậu sẽ tiến tu đến giác ngộ giải thoát.
Song song với làm phước là phải biết giữ phước đang có của mình bằng cách không hưởng thụ hoang phí, tiết kiệm hợp lý.
Tránh những điều làm tổn phước bằng cách giữ được đủ năm giới là tuyệt vời ( với người tại gia):
1. Không sát sinh, không hại người hại vật.
2. Luôn nói lời ái ngữ, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói đâm thọc, không nói trì chích, không nói lưỡi hai chiều, sống hoà hợp.
3.Không trộm cắp.
4 Không tà dâm.
5. Không dùng chất say nghiện.
Nếu người tích cực làm phước mà không biết giữ phước , cứ vẫn tạo tội thì phước làm được bù đắp vào phần phước bị mất đi sẽ không thấy may mắn.
Do vậy người muốn tích phước dồi dào phải biết tiến hành đồng thời vừa tạo thêm phước mới vừa tiêu phước hợp lý và tránh tội.
Nam mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *