Biết lỗi mà không sửa, biết điều thiện mà không làm

Câu “Tri quá bất cải. Tri thiện bất vi” (biết lỗi mà không sửa, biết điều thiện mà không làm) trong sách Vựng Biên trích một đoạn khai thị của thiền sư Thiên Như thời nhà Nguyên làm thí dụ. Đoạn khai thị này rất dài, ý chính là nói về một bài kệ của người xưa: “Tôi thấy người khác chết, lòng tôi nóng như lửa, chẳng phải xót kẻ chết, mà sẽ đến phiên tôi”.
Bài kệ này cảnh giác cao độ người tu hành, những lời này cũng là lời mà người già thường hay nói: “Có ai mà không biết chứ? Có ai mà không biết nói?” Nhưng Thiền sư nói rất hay: “Chư Đại đức hiện tiền đa phần là do hạ công phu mà được”.
Tào Hàn thời nhà Tống, đời trước thời nhà Đường ông từng nghe Pháp sư giảng kinh một lần. Nhà Phật nói “nhất tọa” tức là một lần, sau khi nghe xong ông vô cùng hoan hỷ, thiết trai cúng dường đại chúng. Nhờ chút việc thiện đó đã khiến ông trải qua mấy đời không mất thân người, đều có được cuộc sống rất tốt. Đến thời nhà Tống thì ông làm tướng quân.
Từ đó cho thấy, người phú quý trên thế gian hiện nay nhất định là đời trước đã từng tu phước báo chân thật. Cơ duyên tu phước báo chân thật thì khó gặp. Có khi gặp được cơ duyên nhưng lại không biết tu phước, thật là đáng tiếc. Phật trong kinh có nói với chúng ta, chúng ta tin tưởng lời của Phật là chân thật. Những người tu hành đều là người đời đời tu hành nghe pháp, bố thí cúng dường từ vô lượng kiếp tới nay. Nếu không có thiện căn phước đức nhân duyên như vậy thì trong cõi ngũ trược ác thế này, các vị làm sao có được thân người nghe được chánh pháp chứ? Duyên phận này thật hiếm có. Các vị đại đức xưa tán thán rằng: “Vô lượng kiếp đến này, thật hiếm có khó gặp”, lời này không hề nói quá mà vô cùng chân thật. Thế nhưng chúng ta lại không để ý đến.
TÔN SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *