Bố thí – Việc làm nhỏ mang giá trị lớn lao

Theo Thượng toạ Thích Chân Quang, khi giúp đỡ ai đừng chỉ dừng lại ở vật chất mà còn phải nghĩ đến mục tiêu tinh thần: Tình yêu thương, sự đoàn kết, đạo đức, giác ngộ.

Nhà nghiên cứu Elizabeth Dunn nhận thấy rằng, người nào chi tiền cho người khác, người đó cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều so với những người chi tiền cho bản thân.

Phật giáo luôn luôn nhấn mạnh đến việc thực hành hạnh bố thí. Bố thí không chỉ đơn thuần là quá trình trao đổi của cải vật chất, mà trong Phật giáo, việc bố thí bao gồm những giá trị vô hình, đó là sự giáo dục, sự tự tin, và trí tuệ. Bố thí là một trong những pháp hành phổ biến của người đệ tử Phật. Hãy cho đi một phần những gì mình có để tạo phước cho hiện tại và mai sau. Thực tế ở đời có nhiều sự cho đi nhưng không phải trường hợp nào cũng được ngợi khen và có phước đức.

Người nào chi tiền cho người khác, người đó cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều so với những người chi tiền cho bản thân. Trong kinh Tăng chi bộ có dạy: “Có ba yếu tố quyết định đến kết quả của việc bố thí, ba yếu tố đó là gì? Đó là: trước khi bố thí, người bố thí cảm thấy vui mừng; trong khi bố thí, người bố thí thấy tâm trí của mình sáng suốt, thanh tịnh; và sau khi bố thí, người bố thí cảm thấy hài lòng”.

Bố thí sẽ mang lại phước báo thiện lành tốt đẹp trong hiện tại và mai sau. Tuy nhiên, ngoài việc mong cầu phước báo để có đời sống ổn định, bố thí còn là một phương pháp tu buông xả để chuyển hóa lòng tham lam ích kỷ và hẹp hòi.

Bố thí sẽ mang lại phước báo thiện lành tốt đẹp trong hiện tại và mai sau. Nguồn ảnh: Internet

Bố thí sẽ mang lại phước báo thiện lành tốt đẹp trong hiện tại và mai sau.

Bố thí, cúng dường là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để ta tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường, để ta không còn bị lầm đường lạc lối.

Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện có viết về bố thí: Từ nay về sau cần thăm nuôi người bệnh. Nếu ai muốn cúng dường cho Ta (đức Phật) thì cúng cho người bệnh trước.

Kinh Luật Tứ Phần: Cất 100 ngôi chùa, chẳng bằng cứu sống 1 người.

Kinh Ma Ý: Đức Thế Tôn bảo các Tỳ kheo: có 5 việc bố thí được phước báu lớn:

1. Tạo lập vườn tược (để trồng trọt)

2. Trồng cây bên đường (làm lâm nghiệp)

3. Tạo tác cầu cống (thuỷ lợi & giao thông)

4. Đóng thuyền to (để cứu hộ và phòng thiên tai)

5. Vì người sẽ đến mà xây cất chỗ ở (lo an cư cho dân)

Bố thí, cúng dường là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để ta tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường, để ta không còn bị lầm đường lạc lối. Nguồn ảnh: Internet

Bố thí, cúng dường là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để ta tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường, để ta không còn bị lầm đường lạc lối.

Như vậy, bố thí là một trong những pháp hành phổ biến của người đệ tử Phật. Hãy cho đi một phần những gì mình có để tạo phước cho hiện tại và mai sau. Thực tế ở đời có nhiều sự cho đi nhưng không phải trường hợp nào cũng được ngợi khen và có phước đức.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *