Đi tu

Khi “đi tu”, phải bước niệm phải bước, trái bước niệm trái bước, bước đụng niệm bước đụng, là ta đang nói sự thật với tâm mình. Với chánh niệm, tâm không quên, thì đi đâu cũng là tu, ngồi đâu cũng là tu, không đợi phải thấy Niết Bàn vì Niết Bàn đâu phải là một cõi nào. Một bước “đi tu” không tham, sân, si là một bước tiến gần đến Niết Bàn hơn.
Mọi động tác, tiểu oai nghi như co duỗi tay chân có chánh niệm cũng đều là tu. Ban đầu còn niệm thầm, nhưng về sau chỉ có sự hay biết. Chữ “biết” là một chữ vô cùng vi diệu thâm sâu trong tâm, vì biết đây là trí tuệ. Đức Phật dạy rằng, với người thường, không thể diệt trừ hết tâm tham, nhưng chỉ cần “khi tâm có tham biết là tâm có tham” thì tham sẽ từ từ giảm bớt.
Trong bốn tư thế thiền tập gồm đi đứng, ngồi, nằm, ngồi [thì ngồi] thiền dễ định tâm và nhiều tỉnh giác hơn. Kế đó là đi, đòi hỏi nhiều tinh tấn và chú tâm, nên cũng mau kinh nghiệm được giáo pháp. Trong một ngày thiền, hành giả phải xen kẽ ngồi và đi để thăng bằng thể lực và tâm lực.
Tư thế đi cũng bao gồm luôn tư thế đứng, nên trong khi đi ý muốn được niệm nhiều hơn khi ngồi. Thiền hành cần nhiều nỗ lực như vậy nên mới gọi là “đi tu”.
Khi trở về với gia đình, với đời thường, ta có còn đi như vậy nữa hay không?
Thế gian thường có hai hạng người: người thối hóa không có trí tuệ, không biết tội phước; và người tiến hóa, biết lợi ích của bố thí, trì giới, có đức tin vào nhân quả, có tâm nguyện muốn giải thoát khổ đau. Nhưng còn có một hạng người đặc biệt hơn nữa như hành giả ở đây. Các hành giả khi ngồi biết ngồi, đi biết đi, đứng biết đứng…
Khi hành thiền ở đây, hành giả biết trân trọng quả báu của cách đi, cách ngồi như vậy, không lẽ về nhà lại quên nó, bỏ nó sao? Nếu biết đây là cách thực hành quý giá thì phải nên duy trì, gìn giữ nó mãi mãi, bất cứ ở nơi đâu.
Nhưng không lẽ về nhà cứ đi chầm chậm, đến bữa cơm cứ ăn chầm chậm như ở trường thiền? Ta đã tập niệm ý muốn cũng như tập thích nghi tỉnh giác nên sẽ áp dụng những cách tập này khi trở lại đời thường một cách uyển chuyển. Giống như biết cách điều chỉnh tốc độ xe, khi mới bước lên xe, ta không nhảy ngay vào số 3 được mà phải đi lần từ số 1 đến 2 rồi mới đến 3 là mức hộp số thích nghi với tốc độ nhanh của xe mà ta muốn duy trì.
Ở trường thiền thì tốc độ bước chân khi kinh hành ngược hẳn lại. Vào đầu giờ kinh hành ta tập đi theo giai đoạn một, nghĩa là đi hơi nhanh, mỗi bước một niệm: trái bước, phải bước. Hoặc có thể niệm: bước đụng, bước đụng… Điểm đụng là một thân xúc quan trọng. Đi, đứng, ngồi, nằm đều có đụng do thân cảm giác được sự xúc chạm. Cái nặng nhẹ đôi khi không cảm giác rõ, nhưng cái đụng của cả một khối thân sẽ rất rõ ràng. Điểm đụng không bao giờ mất cho dù ta chạy nhanh đi nữa.
Sau đó, ta tiến đến giai đoạn hai, đi chậm hơn, gồm hai niệm như giở, đạp. Thời gian sau cùng áp dụng giai đoạn ba, đi chậm nhất, gồm ba niệm như giở, bước, đạp. Dù là giai đoạn một, hai hay ba, ta cũng đều phải niệm khắn khít với chuyển động của bàn chân hay bước chân.
Cái đặc biệt của người đang “đi tu” là lúc đó tâm ở nơi chân nên không có tham và sân. Như vậy mỗi bước thiền hành, nhờ có chú tâm mà ta loại trừ được tham, sân, si đối với đối tượng. Ngoài đời, ta thường đi – đi làm, đi học, đi chợ, v.v. – với tâm mong cầu. Chân chưa đi mà tâm đã phóng trước đến nơi đó rồi, mặc tình cho phiền não dẫn dắt, làm ô nhiễm tâm ta.
Người hành thiền Minh Sát Niệm Xứ bắt đầu đi bằng ghi nhận ý muốn đi, muốn bước, rồi mới đi, mới bước… Vì vậy các thiền sư hay nhìn xem thiền sinh có niệm đi không bằng cách coi tướng đi. Nếu đi có tham, sân, si thì các vị biết ngay. Một bước chân có phiền não sẽ biểu hiện rất rõ rệt. Người thường đi dạo công viên thường hay thưởng thức hoa đẹp. Người Phật tử cũng thích cúng dường hoa đẹp lên Phật đài. Còn người đặc biệt như hành giả cũng đi trong công viên, nhưng thay vì thưởng thức hay cúng dường hoa đẹp lên Đức Phật trong tâm, có thể cúng dường Ngài bằng những bước đi chánh niệm, tỉnh thức không tham, sân, si.
Khi “đi tu”, phải bước niệm phải bước, trái bước niệm trái bước, bước đụng niệm bước đụng, là ta đang nói sự thật với tâm mình. Với chánh niệm, tâm không quên, thì đi đâu cũng là tu, ngồi đâu cũng là tu, không đợi phải thấy Niết Bàn vì Niết Bàn đâu phải là một cõi nào. Một bước “đi tu” không tham, sân, si là một bước tiến gần đến Niết Bàn hơn.
Mọi động tác, tiểu oai nghi như co duỗi tay chân có chánh niệm cũng đều là tu. Ban đầu còn niệm thầm, nhưng về sau chỉ có sự hay biết. Chữ “biết” là một chữ vô cùng vi diệu thâm sâu trong tâm, vì biết đây là trí tuệ. Đức Phật dạy rằng, với người thường, không thể diệt trừ hết tâm tham, nhưng chỉ cần “khi tâm có tham biết là tâm có tham” thì tham sẽ từ từ giảm bớt.
Ta thường nghe vị Tu Đà Hoàn không còn sanh vào bốn đường ác đạo và chỉ còn tái sinh nhiều nhất là bảy kiếp. Nhưng còn có một hạng gọi là Tiểu Tu Đà Hoàn hay Cận Tu Đà Hoàn là người tu thiền Minh Sát Niệm Xứ phát triển được Tuệ Sanh Diệt. Truớc khi đến Tuệ Sanh diệt, vị này đã lần lượt kinh qua các Tuệ Phân Biện Danh Sắc, Tuệ Tương Quan Nhân Quả và Tuệ Thấu Đạt. Với Tuệ Biện Biệt Danh Sắc, vị này không còn linh kiến tức là quan kiến sai lầm tin rằng có một linh hồn bất biến ngự trị trong mỗi cá nhân để kiểm soát mọi hoạt động của cá nhân đó. Với Tuệ Nhân Quả, vị này không còn tin vào Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ. Và với Tuệ Thấu Đạt, vị này kinh nghiệm được đặc tính chung của các hiện tượng danh sắc là vô thường, khổ, và vô ngã. Khi đạt Tuệ Sanh Diệt, vị này kinh nghiệm sự sanh khởi và hoại diệt nhanh chóng của đề mục ghi nhận. Tâm vị này nhờ vậy bớt dính mắc vào đối tượng đang quan sát cũng như không được quan sát. Đức tin vào Tam Bảo cũng như vào pháp hành của vị này cũng mạnh mẽ hơn xưa. Ở giai đoạn này, vị đó có thể một mình tu tập để tuần tự phát triển các tuệ giác cao hơn theo từng giai đoạn.
Dù hành giả chưa được là Tiểu Tư Đà Hoàn đi nữa nhưng có tin nhân quả, đi biết đi, ngồi biết ngồi, tâm có tham biết tâm có tham, tâm có sân biết tâm có sân… hay khi về lại nhà, có nhớ niệm ý muốn vài lần trong ngày, cố gắng giữ tâm hay biết càng nhiều càng tốt, thì cũng là người đặc biệt lắm rồi.
Nếu được là Cận Tu Đà Hoàn thì chắc chắn sẽ tiến tới Tu Đà Hoàn trong kiếp này hay kiếp sau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *