Ý nghĩa những vật phẩm cúng Phật

Nhằm tránh tình trạng cho rằng Phật giáo mê tín, dị đoan, chỉ biết van xin, cầu nguyện; cũng để giúp hàng Phật tử chúng ta hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu chân thật về nền giáo học của Phật giáo, người viết xin giải thích sơ lược về ý nghĩa của những vật được thờ cúng.

Phật giáo không phải là một Tôn giáo, mà là một nền giáo dục, giáo học thực tiễn, thiết thực nhất trong cuộc sống, nhằm mục đích giúp chúng sanh tu nhân học Phật, chuyển mê khai ngộ, chuyển phàm thành Thánh. Chính vì thế, Phật giáo là một trường học, còn các danh hiệu Phật, Bồ Tát, cũng như những vật được thờ cúng như bông, trái cây, nước, nhang, đèn… là các môn học trong trường. Nhằm tránh tình trạng cho rằng Phật giáo mê tín, dị đoan, chỉ biết van xin, cầu nguyện; cũng để giúp hàng Phật tử chúng ta hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu chân thật về nền giáo học của Phật giáo, người viết xin giải thích sơ lược về ý nghĩa của những vật được thờ cúng.

Ý nghĩa của việc cúng hoa

Cúng hoa trước tượng Phật tượng trưng cho việc tu nhân. Thế gian hay Phật pháp đều không rời nhân quả, đều dựa trên nền tảng của nhân quả. Đa số các loại hoa cùng có chung mục đích, đó là tỏa ra hương thơm. Thấy hoa, chúng ta nghĩ ngay đến việc phải tu nhân thiện, bằng những việc làm có ích cho mọi người, mọi loài. Có thế, tương lai chúng ta mới gặt hái quả tươi tốt. Trong cuộc sống hằng ngày, khi ứng xử, giao tiếp với mọi người, ta cần phải tỏa ra hương thơm của đức hạnh, phẩm chất, làm tấm gương sáng cho người noi theo.

Cúng hoa trước tượng Phật tượng trưng cho việc tu nhân. Thế gian hay Phật pháp đều không rời nhân quả, đều dựa trên nền tảng của nhân quả.
Cúng hoa trước tượng Phật tượng trưng cho việc tu nhân. Thế gian hay Phật pháp đều không rời nhân quả, đều dựa trên nền tảng của nhân quả.

Tham, sân, si là nguồn gốc của sanh tử luân hồi. Chính vì chưa hiểu được Phật pháp, nên Phật tử thường đến chùa thắp nhang cầu chư Phật, Bồ Tát gia hộ cho việc làm ăn được phát tài, được mạnh khỏe. Nhưng mấy ai được như ý! Phải chăng Phật, Bồ Tát không linh, không gia hộ, không che chở cho mình và gia đình? Trong kinh Đại thừa, đức Phật dạy: “vạn pháp giai không, nhân quả bất không” (Tất cả pháp đều không chân thật, đều hư giả, chỉ có nhân quả là chân thật, đúng đắn). Nghĩa là, nhân quả của mỗi người thì tự mình thọ nhận, chứ chư Phật, Bồ Tát không thể giúp được. Thiện nhân có thiện quả, ác nhân có ác báo, gieo gió nhất định gặp bão, ai ăn đấy no, ai tu đấy chứng… Trong Phật pháp đại thừa, hoa tượng trưng cho Lục độ vạn hạnh của Bồ Tát, tức Bố thí – Trì giới – Nhẫn nhục – Tinh tấn – Thiền định – Bát nhã.

Kinh Pháp cú, đức Phật dạy:

“Hương các loài hoa thơm

Không bay theo ngược gió

Hương người đức hạnh đó

 Ngược gió bay muôn phương”. 

“Hương người đức hạnh đó”, đức Phật dạy cho người xuất gia và tại gia chứ không riêng một đối tượng nào. Mỗi khi nhìn thấy hoa, chúng ta nên liên tưởng đến việc tu nhân thiện bằng cách áp dụng pháp tu Lục độ vào trong cuộc sống, dùng tâm từ bi, yêu thương, chia sẻ, cảm thông đối với mọi người xung quanh. Nói như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “sống trong đời sống cần có một tấm lòng để gió cuốn đi”, 2 chữ tấm “tấm lòng” ở đây hàm ý phải chăng cố nhạc sĩ muốn nhắc nhở chúng ta cần có một trái tim yêu thương, chia sẻ.

Ý nghĩa của việc cúng quả (trái cây)

Thế gian hay Phật pháp đều không rời lý nhân quả. Nhân quả là nền tảng căn bản thiết thực của chân lý vũ trụ. Chúng ta muốn ăn trái mít thì phải trồng cây mít. Nhìn thấy hoa phải tu nhân thiện thì quả báo sẽ hưởng là thiện quả.
Thế gian hay Phật pháp đều không rời lý nhân quả. Nhân quả là nền tảng căn bản thiết thực của chân lý vũ trụ. Chúng ta muốn ăn trái mít thì phải trồng cây mít. Nhìn thấy hoa phải tu nhân thiện thì quả báo sẽ hưởng là thiện quả.

Cúng quả tượng trưng cho kết quả, quả báo từ việc tu hoa Lục độ mà thành. Phật tử thường thực hành hạnh bố thí đến mọi người, mọi loài thì quả báo đối với bản thân là phát tài, thông minh, mạnh khỏe, sống thọ. Đối với mọi người xung quanh là việc đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc.

Giữ được hạnh trì giới, thì thân – khẩu – ý được thanh tịnh, an lạc, ngăn ngừa được các hạnh nghiệp xấu ác, được mọi người xung quanh hoan hỷ tin tưởng, kính trọng. Phật dạy: “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Hiện nay, ngoài xã hội có rất nhiều loại bệnh kỳ lạ, những cuộc xảy bất hòa, chiến tranh đều do bởi cửa miệng mà ra.

Không có gì giá trị, lớn lao và quý báu hơn công đức nhẫn nhục. Không có gì nguy hiểm, tai hại hơn sự nóng giận, cộc cằn. Chúng phá hủy hết mọi công đức của chúng ta trên đường tu tập. Trong kinh, Phật dạy: “Tham lam, quả báo đọa ngạ quỉ; nóng giận quả báo đọa địa ngục; ngu si quả báo đọa súc sanh”. Người có tính hay nóng giận thường bị mọi người xa lánh.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” hay một nhà bác học nói rằng: “Thiên tài: 1% là bẩm sinh, còn 95% là khổ luyện, cần cù, siêng năng”. Ngạn ngữ Trung Quốc cũng có câu: “Cầu học như nghịch thủy hành châu, bất tấn tắc thoái” (Cầu học như chèo thuyền ngược nước, chẳng tiến ắt lùi). Do đó chúng ta biết rằng sự nghiệp ở thế gian, hay trong Phật pháp muốn đạt thành tựu, điều không thể thiếu yếu tố quan trọng là sự siêng năng, cần cù, tinh tấn đối trị lại với giải đại, phóng dật. Bồ tát thành Phật sớm hay muộn đều quyết định ở sự tinh tấn. Tinh tấn được ví như xăng dầu làm cho chiếc xe hơi chạy. Ðộng cơ dù tốt, người lái dù giỏi, con đường dù bằng phẳng, mục đích dù gần, mà không dầu xăng thì chiếc xe vẫn ở nguyên một chỗ.

Tập trung tâm ý vào một công việc, một đối tượng, cộng với sự siêng năng, tinh tấn giúp chúng ta hoàn thành công việc một cách tốt đẹp và nhanh chóng, đó là thiền định. Tất cả pháp môn trong Phật pháp đều không rời yếu tố thiền định. Hành giả tu học có sự thiền định sẽ không bị đắm nhiễm bởi cảnh duyên danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần.

Đạo Phật có câu: “Lấy từ bi làm lẽ sống. Lấy trí tuệ làm sự nghiệp”. Vô minh là nguồn gốc của khổ đau, của sanh tử luân hồi. Do đó trên bước đường học Phật giải thoát cần có gươm trí tuệ để chặt phá vỏ vô minh, tát cạn sông phiền não. Trong ứng xử giao tiếp với mọi người, chúng ta phải có đủ sự sáng suốt để phân biệt đúng-sai, tốt-xấu, phải-trái… để tránh những chuyện không tốt xảy ra cho bản thân, gia đình, xã hội.

Thế gian hay Phật pháp đều không rời lý nhân quả. Nhân quả là nền tảng căn bản thiết thực của chân lý vũ trụ. Chúng ta muốn ăn trái mít thì phải trồng cây mít. Nhìn thấy hoa phải tu nhân thiện thì quả báo sẽ hưởng là thiện quả. Đó là ý nghĩa của việc cúng hoa, trái cây cho Phật.

Hiện nay, trong xã hội nhiều người quan niệm rằng có một số loài hoa, trái cây không thể dùng cúng dường Phật, vì họ nghĩ rằng sẽ đem đến những điều không tốt, không may mắn cho bản thân, gia đình. Đây là một quan niệm sai lầm, không đúng. Truyện kể rằng: Thời Phật còn tại thế, một hôm có đứa bé cúng dường đến Phật một nắm cát, Phật liền thọ nhận và thọ ký cho đứa bé sau này sẽ trở thành vị vua (tức là vị vua A-dục). Hoặc trong một câu chuyện khác, một hôm đức Thế Tôn đi vào thành khất thực, có anh chàng Ba-lia nghèo khổ đã không ngần ngại đem nửa chén cơm và nửa bát canh thừa của mình cúng dường lên đức Phật, Ngài liền thọ nhận. Do đó, chúng ta thấy rằng cúng dường đến Phật là cúng bằng tấm lòng, sự chân thành, tâm cung kính, chứ không phải bằng hình tướng vật thể bên ngoài.

Ý nghĩa của việc cúng đèn

Mục đích của đèn là tỏa ra ánh sáng. Giúp cho người sử dụng thấy được những vật xung quanh. Do đó, việc thắp đèn cúng dường Phật được hiểu là thiêu đốt chính mình, chiếu sáng kẻ khác; nghĩa là Phật tử đem những lời dạy từ trong kinh điển của đức Phật áp dụng vào cuộc sống, dùng thân giáo làm tấm gương sáng cho mọi người học theo, noi theo, để cùng nhau được giải thoát.

Mục đích của đèn là tỏa ra ánh sáng.
Mục đích của đèn là tỏa ra ánh sáng.

Ý nghĩa của việc thắp nhang (đốt hương) cúng Phật

Đốt hương tượng trưng cho việc truyền tín hiệu. Ngày xưa việc truyền tín hiệu không dễ dàng như bây giờ, chúng ta muốn báo tin vui hay cầu cứu một việc gì ở nơi xa thì chỉ cần đốt lửa, nhờ làn khói bay lên cao để làm tín hiệu truyền đi. Ngày nay Phật tử đốt hương cúng Phật cũng đồng ý nghĩa như thế. Chúng ta báo tin đến chư Phật, Bồ Tát biết rằng: “Hiện con đang đứng trước hình tượng Ngài, con nguyện học theo, hành theo những hạnh nguyện của Ngài”.

Ngoài ra, việc đốt hương còn là phương pháp nhắc nhở người học Phật chúng ta phải tu Giới, Định, Huệ. Tam tạng kinh điển mà đức Thế Tôn để lại cho hàng đệ tử của Ngài không ngoài khuyến tu Giới, Định, Huệ. Trong sách Vạn Đức Pháp Ngữ, Hòa thượng Trí Tịnh dạy: “Người học Phật muốn thoát Ta Bà thì cần tu Giới, Định, Huệ”. Nếu những ai chưa phải Phật tử, chưa qui y Tam bảo thì trong cuộc sống cần hướng đến sự chân-thiện-mỹ để trở thành một người tốt trong xã hội.

Ý nghĩa của việc cúng nước

Đặc tính của nước là trong sạch, phẳng lặng, thuần khiết. Chính vì thế khi ta cúng nước lên Phật, liền nghĩ đến tâm của ta phải thanh tịnh, bình đẳng, trong sạch như nước. Ảnh: Internet.
Đặc tính của nước là trong sạch, phẳng lặng, thuần khiết. Chính vì thế khi ta cúng nước lên Phật, liền nghĩ đến tâm của ta phải thanh tịnh, bình đẳng, trong sạch như nước.

Đặc tính của nước là trong sạch, phẳng lặng, thuần khiết. Chính vì thế khi ta cúng nước lên Phật, liền nghĩ đến tâm của ta phải thanh tịnh, bình đẳng, trong sạch như nước. Trong cuộc sống chúng ta đối nhân xử thế, ứng xử giao tiếp người, sự, vật, tâm chúng ta không nên có sự phân biệt giàu – nghèo, sang – hèn, trí – ngu. Như vua Võ Tắc Thiên nói: “Con người lúc mới sinh ra đều giống nhau, đều bình đẳng. Khi trưởng thành khoác lên mình chiếc áo lông bào thì gọi là vua. Còn nếu khoác lên mình chiếc áo rách thì gọi là ăn mày”.

Trong nhà Thiền cũng có một mẫu chuyện rất nổi tiếng, đó là: “Lục Tổ Huệ Năng đến huyện Huỳnh Mai yết kiến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn để cầu pháp. Khi gặp, Ngũ Tổ hỏi: “Ngươi từ đâu đến? Ðến đây cầu việc gì?”. Huệ Năng đáp: “Con từ Lĩnh Nam đến. Ðến đây chỉ cầu làm Phật, không cầu việc gì khác”. Tổ tiếp: “Ngươi là người xứ Lĩnh Nam lại là dân man rợ, thành Phật thế nào được!”. Huệ Năng đáp: “Con người tuy có phân chia Nam Bắc, chớ Phật tánh vốn không có Nam Bắc. Cái thân man rợ này đối với Hòa thượng tuy chẳng giống nhau, nhưng cái tánh Phật đâu có khác!”.

Qua kinh tạng Pàli, trở về thời Ấn Độ lúc bấy giờ. Đức Phật phủ nhận sự phân chia giai cấp xã hội và kỳ thị giới tính. Ngài dạy hành động (hay việc làm) nói lên giá trị của mỗi người là Bà La Môn, Sát Ðế Lợi, Phệ Xá hay Thủ Ðà La, mà không phải là dòng dõi hay chủng tộc. Càng hiểu rõ được cái giá trị tôn trọng quyền bình đẳng tột cùng của Đức Phật Thích Ca đã nói: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có hận thù trong giọt nước mắt cùng mặn”.

Qua ba mẫu chuyện trên ta thấy cách ứng nhân xử thế của người xưa thật đẹp, thật cao thượng. Ngày nay trong cuộc sống, trong công việc tuy có sự phân biệt giám đốc, nhân viên, người chủ, giúp việc…, nhưng nếu chúng ta biết ứng xử với nhau theo tinh thần “bổn phận của người Phật tử tại gia” thì cuộc sống sẽ tốt đẹp.

Bổn phận chủ đối với người giúp việc trong nhà, phải có đủ 5 điều:

– Chủ nhà trước khi sai khiến người giúp việc làm gì, trước phải biết họ đói, no, ấm, lạnh thế nào để họ có đủ sức khỏe và vui lòng làm lụng.

– Lúc nào người giúp việc bị bệnh hoạn, phải chăm non thuốc thang và để cho họ được nghỉ ngơi, để bồi bổ sức khỏe lại.

– Khi họ có phạm lỗi gì, phải xét coi họ cố ý hay vô tình. Nếu vô ý lầm lỡ, thì nên dung thứ. Nếu họ quyết lòng phá hại, thì phải làm nghiêm trách hẳn hoi, với lời lẽ thanh nhã, cho họ biết lỗi để chừa.

– Khi họ tiện tặn tích góp được số tiền riêng, không nên tìm cách thâu đoạt.

– Khi muốn thưởng công lao cho họ, phải giữ mực công bình, tùy công lao của mỗi người mà phân chia cho cân xứng.

Bổn phận người giúp việc đối với chủ nhà, cũng phải có đủ 5 điều kiện:

– Mỗi buổi sáng phải thức dậy trước chủ nhà, không đợi kêu.

– Phải biết phần việc nào của mỗi ngày, cứ y như thường lệ mà thi hành, không đợi chủ sai bảo.

– Khi làm việc phải thận trọng đồ dùng của chủ, không làm cẩu thả, hư hao.

– Phải hết lòng kính mến chủ nhà, lúc chủ ra đi, phải ân cần đưa tiễn; lúc chủ trở về, phải vui mừng tiếp đón.

– Không nên chỉ trích, nói xấu chủ với người ngoài.

Cúng nước đến Phật, Hòa thượng Tịnh Không khuyên chúng ta nên cúng ly nước bằng thủy tinh, trong suốt, có thể từ bên ngoài nhìn thấy nước bên trong. Nên cúng nước suối hoặc nước lạnh, không nên cúng nước đun sôi để nguội, nước trà hoặc các loại nước có màu. Nhìn thấy nước chúng ta phải liên tưởng đến tâm thanh tịnh, bình đẳng của chính mình. Ứng nhân xử thế giao tiếp phải dùng tâm bình đẳng. Ngài nói các vật cúng khác (bông, trái cây, nhang, đèn,….) có thể thiếu, không cần thiết, nhưng đặc biệt ly nước cúng Phật thì không thể thiếu. Do tâm thanh tịnh sanh ra công đức, tâm thanh tịnh sanh trí tuệ, tâm thanh tịnh vượt thoát luân hồi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *