Người có phước báo, vua có bắt chịu khổ cũng không được

Đức Phật có dạy: “Chỉ có phước báo mới có thể giảm thiểu nghiệp báo mà thôi”.

Vào thời đức Phật còn tại thế, vua Ba-tư-nặc sinh được một công chúa đặt tên là Thiện Quang, đoan trang xinh đẹp, thông minh hơn người, người trong cung ai ai cũng hết lòng thương yêu kính trọng.

Một hôm, vua Ba-tư-nặc bảo công chúa: “Con nhờ có cha nên mới được tất cả mọi người thương yêu kính trọng.”

Công chúa liền đáp rằng: “Không phải, con tự có nghiệp lực của riêng mình mà được như vậy, không phải nhờ nơi cha.”

Vua không hài lòng, vặn hỏi lại đến 3 lần, công chúa vẫn một mực đáp như vậy. Vua nổi giận, liền gả công chúa cho một người nghèo khổ rồi bảo công chúa:

-Để ta thử xem con tự có nghiệp lực hay không tự có nghiệp lực.

Công chúa về nhà chồng rồi, liền hỏi chồng cha mẹ ở đâu. Người chồng nói:

-Cha ta vốn là một trưởng giả giàu có nhất thành Xá-vệ. Sau khi cha mẹ ta đều theo nhau qua đời, nhà ta mới đến nỗi như thế này.

Sau đó liền đưa công chúa về sống nơi nhà cũ của gia đình mình. Một hôm bỗng đào lên được từ trong lòng đất một kho tàng lớn. Nhờ đó, chỉ trong vòng một tháng đã xây dựng được nhà cửa cung điện hết sức nguy nga, từ gia nhân hầu hạ cho đến các thứ châu báu ngọc ngà đều đầy đủ không thiếu thứ gì.

Vua Ba-tư-nặc nghe biết chuyện như vậy hết sức vui mừng, liền thân hành đến thưa hỏi đức Phật về nhân duyên đời trước của công chúa Thiện Quang.

Thực sự chính “phước báo” của mỗi người đã cứu chính họ mà thôi.

Vì người chồng ngày trước khởi tâm ngăn trở việc cúng dường Phật, nên nhiều đời sinh ra thường phải sống trong nghèo khó. Nhờ sau đó chịu nghe lời vợ thực hiện việc cúng dường, nên ngày nay được nhờ vợ mà hưởng sự giàu sang phú quý.

Vua Ba-tư-nặc lại có một người công chúa khác, do phu nhân Mạt-lợi sinh ra, dung mạo cực kỳ xấu xí, tóc như bờm ngựa. Vua lấy làm xấu hổ nên ra lệnh giữ công chúa ở trong cung riêng, không cho đi đâu, cũng không cho ai được gặp. Công chúa tự giận mình hình dung xấu xí, liền phát tâm tô tạo tượng Phật, hết lòng khẩn thiết cầu nguyện với đức Phật.

Trải qua một thời gian, lòng chí thành cảm ứng được đức Phật hiện thân đến chứng minh, thân hình cô lập tức hóa ra xinh đẹp đoan chính.

Đức vua thấy vậy liền gạn hỏi nguyên do, công chúa như thật trình bày. Lại có chuyện về vị công chúa thứ tư của vua A-dục, cũng tương tự như chuyện này. Ngày nay những tượng Phật được thờ ở các chùa Bắc Sơn, Ngọc Hoa, Kinh Châu, Trường Sa cùng với chùa Sùng Kính ở kinh thành, đều là do công chúa thứ tư của vua A-dục đã tô tạo ngày trước. Như thế chẳng phải là phước báo gần đó sao?

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *