Lẽ Trời sáng tỏ, người tội nghiệp sâu nặng thì phương thức trả nợ cực kỳ thảm khốc. Còn người phạm những cái xấu ác nhỏ bình thường, như lấy trộm của cải người khác, hoặc thiếu nợ không trả, thì đời sau cũng có phương thức để họ trả nợ…
Thời triều Tống, vợ chồng Tần Cối sát hại Nhạc Phi. Theo sách “Tam ngôn nhị phách” của Phùng Mộng Long đời Minh biên soạn thì vợ chồng Tần Cối đang chịu hình phạt trừng trị trong địa ngục. Không chỉ có vậy, hai người còn phải chuyển sinh thành gia cầm, bị giết thịt để trả nợ.
Lẽ Trời sáng tỏ, người tội nghiệp sâu nặng thì phương thức trả nợ cực kỳ thảm khốc. Còn người phạm những cái xấu ác nhỏ bình thường, như lấy trộm của cải người khác, hoặc thiếu nợ không trả, thì đời sau cũng có phương thức để họ trả nợ. Dân gian cũng có nhiều ghi chép liên quan.
Nợ mà không trả, chuyển sinh làm la xanh trả nợ
Năm Khang Hy thứ 60, Tân Đồng Phủ tiên sinh đã viết một bài thơ kỳ dị ở Kỷ Gia học quán, ghi chép một chuyện kỳ lạ về chuyển sinh đương thời. Bài thơ như sau:
Lục Đạo ai nói chuyện mù mờ
Không ngừng luân chuyển người với dê
Tam Huyền gảy ca điệu “biên quan”
Trông thấy lừa xanh ghé tai nghe
Ban đầu, trong làng có người bán hàng rong, khi còn sống đã nợ cụ tổ của Kỷ Hiểu Lam rất nhiều tiền. Ông ta không những không trả mà còn nói rất nhiều lời trái với lương tâm. Cũng may cụ tổ nhà họ Kỷ là người rộng rãi, chỉ cười cho qua.
Một hôm cụ tổ nhà họ Kỷ ngủ dậy nói với cha Kỷ Hiểu Lam rằng: “Người bán hàng rong kia đã chết rất lâu rồi. Vừa rồi ta lại mộng thấy ông ta, không biết có nghĩa là gì đây?”
Một lát sau, người coi ngựa nhà họ Kỷ đến báo tin rằng: ngựa đã sinh ra một con la màu xanh. Sau khi biết chuyện, mọi người đều nói: “Là ông bán hàng rong chuyển sinh rồi, là để trả món nợ khi sống còn thiếu”.
Cụ tổ nhà họ Kỷ nói: “Người thiếu nợ tôi thì rất nhiều, tại sao chỉ có ông ta đến trả nợ? Ngẫm ra mọi việc đều có sự trùng hợp, các anh không được nói năng bừa bãi để tránh con cháu ông ấy nghe thấy mà cảm thấy bị nhục”.
Nhưng mỗi khi người coi ngựa đùa giỡn, gọi con la bằng cái tên của ông bán hàng rong thì con la xanh liền ngẩng đầu lên, lộ vẻ phẫn nộ. Ông bán hàng rong kia khi còn sống thích chơi đàn Tam Huyền, ngâm nga hát khúc “biên quan”. Có người ngâm nga điệu “biên quan” với con la, nó liền vểnh tai lắng nghe.
Chuyện này được ghi chép trong phần “Những điều tôi nghe được” của tác phẩm “Duyệt vi thảo đường bút ký”, bài thơ đầu chương chính là ghi chép lại câu chuyện này.
Tăng nhân dối lòng, chuyển sinh thành nghé trả nợ
Thời Nam Tống, ở Kiến Dương, Phúc Kiến có một tăng nhân pháp danh là Sư Dật, thường xuyên nợ tiền người khác. Một lần ông hỏi mượn 10 quan tiền của huyện lại Lưu Hòa. Lưu Hòa nhiều lần đòi nợ nhưng Sư Dật vẫn không muốn trả. Lưu Hòa bực tức nói: “Vậy thì bỏ qua cho ông, để sau ông trả nợ tôi”. Từ đó trở đi Lưu Hòa không nói đến chuyện đòi nợ nữa.
5 năm sau, Sư Dật qua đời. Rồi lại 2 năm sau nữa, một hôm vào lúc đêm khuya, mẫu thân Lưu Hòa mộng thấy Sư Dật đến trước mặt cúi đầu nói với bà rằng: “Năm xưa tôi thiếu nợ con trai bà 10 quan tiền, hôm nay đến để trả nợ”. Nói rồi ông ta liền ra đi.
Mẫu thân Lưu Hòa tỉnh dậy đem giấc mộng này kể với con trai, đồng thời nói: “Việc này có ý nghĩa gì?”
Khi trời sáng, người hầu nhà họ Lưu vội đến bẩm báo: “Canh 3 đêm qua, con trâu trắng trong nhà đã sinh ra một con nghé rồi”. Lúc này hai mẹ con họ Lưu mới hiểu ra, Sư Dật khi còn sống nợ tiền không trả, sau khi chết đã chuyển sinh đến nhà họ làm trâu để hoàn trả.
Đại học sĩ triều Thanh Kỷ Hiểu Lam đã từng nói: Trâu có thể giúp cày ruộng, làm việc nặng, giúp ích con người rất nhiều. Món nợ mà Sư Dật khi sống còn thiếu sẽ được hoàn trả thông qua kiếp trâu cày, làm việc khổ cực. Thì ra những lời nói trong dân gian không phải là nói suông, mà quả thực đều có căn cứ.
Tường Hòa