Tiểu sử về Địa Tạng Vương Bồ Tát

Theo Kinh Phật giáo, Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát được nhiều người tôn thờ nhất hiện nay. Ngài chính là người đã phù hộ độ trì cho chúng sinh trong lục đạo luân hồi.

Điều ấy đã diễn ra liên tục từ thời kỳ sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn cho đến lúc Bồ Tát Di Lặc được hạ sinh.

Ngài đã nguyện rằng sẽ không chứng quả thành Phật nếu dưới địa ngục vẫn còn chúng sinh chịu khổ đau. Vì thế, Ngài được mệnh danh là vị Bồ Tát của chúng sinh khi ở địa ngục hay còn được gọi là giáo chủ của cõi U Minh.

Tên của Ngài khi còn trẻ là Mục Kiền Liên. Ở Trung Quốc và Việt Nam, tranh tượng Địa Tạng Vương Bộ Tát thường được khắc họa mặc áo cà sa đỏ và đội mũ thất phật.

Đó là hình tượng của tu sĩ Phật giáo Bắc Truyền, rất giống với nhân vật Đường Tăng trong truyền thuyết Tây Du Ký.

Tiểu sử về Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi Bà La Môn. Mẹ của Ngài Địa Tạng tên là Thanh Đề. Ngài mang trong mình tài đức vẹn toàn.

Tuy nhiên, mẹ của Ngài lại là một người mang nhiều sát nghiệp. Sau khi chết, bà đã bị đày xuống địa ngục.

Tại nơi đây, bà phải trải qua nhiều hình phạt vô cùng đau đớn và vĩnh viễn không được siêu thoát.

Vì lòng hiếu thảo với mẹ, Người đã thiền định và niệm Phật trước linh cữu mẹ trong nhiều ngày. Hành động này đã làm chạm tới chân tâm của Đức Phật.

Cảm thương cho lòng hiếu thuận của người con đối với mẹ. Đức Phật đã mách bảo cho Mục Kiều Liên cách để cứu mẹ mình.

Đó là làm một buổi lễ cầu nguyện vào rằm tháng 7. Thông qua buổi lễ hãy nhờ các vị chư tăng hộ niệm cho cửu huyền thất tổ và mẹ Thanh Đề.

Mục Kiền Liên đã thực hiện theo sự mách bảo của Đức Phật và cuối cùng mẹ của Ngài cũng đã được giải thoát. Kể từ ngày đó, Người đã theo Phật Thích Ca và được Đức Phật thu nhận làm đệ tử.

Từ đó, Mục Kiền Liên đã thuyết phục Phật Thích Ca cho mình xuống địa ngục để giải thoát cho chúng sinh.

Ngài nguyện rằng khi nào dưới địa ngục hết chúng sinh lầm than thì mới trở thành Phật.

Có một sự tích khác kể về cuộc đời Đại Tạng Vương Bồ Tát. Truyền thuyết kể rằng Ngài là hoàng tử xứ Tân La. Dù được sinh ra trong một gia đình hoàng tộc quyền quý, nhưng Ngài lại toát lên vẻ giản dị, mộc mạc.

Ngài là người thích đọc sách Thánh Hiện. Đến năm 24 tuổi, Ngài xuất gia và mang theo một chú chó lông trắng tên là Thiện Thính. Ngài cùng Thiện Thính đi khắp chốn, tìm nơi thanh tịnh để tu hành.

Trong suốt cuộc hành trình, Ngài đã tìm được một ngọn núi tên là Cửu Hoa. Ngài quyết định sẽ thiền tịnh ở đó trong suốt 75 năm.

Năm 99 tuổi, Ngài đã viên tịch, tuy nhiên nhục thân của Ngài vẫn còn nguyên vẹn sau 3 năm.

Các đệ tử của Địa Tạng đã mang nhục thân của Ngài đến bảo tháp ở ngọn Trần Quang Lãnh để thờ cúng.

Tiền kiếp của Địa Tạng Vương Bồ Tát như thế nào?

tiền kiếp địa tạng vương bồ tát

Vị Phật có nhiều tiền kiếp khác nhau

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người thắc mắc liệu Địa Tạng Vương Bồ Tát là nam hay nữ? Tiền kiếp của Địa Tạng Vương Bồ Tát như thế nào? Vì giờ đây có rất nhiều truyền thuyết về tiền kiếp của Ngài.

Tuy nhiên, mỗi câu chuyện Ngại lại được miêu tả với một hình hài khác nhau. Thế nhưng, đúc kết lại, Địa Tạng Vương có 4 tiền kiếp ứng với 4 lời nguyện thề chính. Đó là:

Là một vị trưởng giả

Theo sử sách ghi lại, ở nhiều đời kiếp trước, Địa Tạng Vương có tiền thân là một vị Trưởng Giả.

Với tấm lòng đắc đạo, phước duyên tốt lành, Ngài được Đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai nhận làm đệ tử và dạy bảo.

Khi vẫn còn là Trưởng Giả, Bồ Tát lời nguyện thề rằng: cho tới đời vị lai, Ngài sẽ hy sinh vì tất cả chúng sinh lầm than, đau khổ.

Ngài trực tiếp giảng dạy bằng nhiều cách khác nhau với hy vọng chúng sinh sớm được giải thoát. Sau khi đại nguyện ấy thành hiện thực, Ngài sẽ được chứng quả thành Phật.

Tiền kiếp là một nữ nhân

Tiền kiếp của Địa Tạng Vương Bồ Tát còn được biết đến là một nữ nhân.

Ngài mang dòng dõi của Bà La Môn và là người mang nhiều phước đức, oai lực.

Trái lại mẹ của Người vì không tin vào luật nhân quả nên đã gây nhiều ác nghiệp và bị đày xuống địa ngục lúc lâm chung.

Để thể hiện lòng thiếu thảo, bà đã mang hết phước lành của mình để hồi hương cho mẹ.

Nhờ tấm lòng thành kính, với sự chỉ dẫn của Đức Phật bà đã giải cứu được mẹ ra khỏi địa ngục.

Ở kiếp nữ nhân, lời nguyện thề của Địa Tạng Vương là nguyện hy sinh vì chúng sinh đã phạm phải tội lỗi.

Bà lập hội giảng dạy Phật giáo cho chúng sinh, giúp cho họ sớm được giải thoát.

Tiền kiếp là một thiếu nữ Quang Mục

Theo ghi chép về cuộc đời Phật Liên Hoa Mục Như Lại. Chúng ta biết được tiền thân của Địa Tạng Vương là một thiếu nữ tên là Quang Mục. Cô là một người phụ nữ hiền lành và nhiều phước đức.

Thế nhưng mẹ của cô lại là người hay làm những điều tàn ác nên sau khi chết đã bị đày xuống 18 tầng địa ngục.

Vì thương nhớ mẹ, cô đã không ngừng làm công đức với mong muốn mẹ được hồi hương. Một vị A La Hán đã nói cho cô biết về tình hình của mẹ.

Rằng mẹ của Quang Mục đã thoát khỏi địa ngục và được chuyển hóa kiếp người.

Tuy nhiên, vì bà ấy đã làm nhiều điều ác nên phải chịu quả báo luân hồi. Bà được sinh vào cõi người trong một gia đình nghèo khổ, hèn nhục, vì đói mà chết.

Lời nguyện thề của Địa Tạng Vương Bồ Tát khi đó là phát nguyện cứu vớt cho chúng sinh đến trăm nghìn muôn ức kiếp.

Ngài nguyện rằng mình có thể đưa những chúng sinh đang đau đớn ở địa ngục được thoát ra khỏi chốn ác đạo.

Ngoài ra, Ngài còn thề khi nào chúng sinh mắc tội quả báo thành Phật hết thì mới thành bậc Chánh Giác.

Tiền kiếp là một vị Vua

Vào muôn vàn kiếp trước, Địa Tạng Vương còn là một vị Vua thời Đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai.

Ngài là một vị Vua có tấm lòng nhân ái, luôn yêu thương và giúp đỡ người dân.

Tuy nhiên, chúng sinh ở thời Ngài lại tạo ra nhiều sát nghiệp. Thế nên Ngài đã phát đại nguyện đến Đức Phật làm cho những kẻ tội khổ đều được an yên.

Ý nghĩa Đại Tạng Vương Bồ Tát

sứ mệnh địa tạng vương bồ tát

                                                                                                                                    Mang sứ mệnh cứu độ chúng sinh thoát khổ

Địa Tạng Vương Bồ Tát có sứ mệnh là cứu độ mọi chúng sinh ở thiên đàng và cả địa ngục.

Ngài Địa Tạng dùng pháp lực và lòng từ bi của mình để giáo hóa chúng sinh, cứu rỗi những linh hồn sa vào địa ngục, đưa mọi người về cõi vĩnh hằng.

Ý nghĩa Đại Tạng Vượng Bồ Tát không chỉ là cứu độ chúng sinh trong lục giới, Địa Tạng Vương còn mang ý nghĩa sâu xa hơn.

Đó là biểu tượng cho tâm địa trong mỗi con người. “Địa” có nghĩa là mặt đất, “Tạng” là dung chứa. Địa Tạng là mặt đất có thể dung chứa tất cả mọi vật, vì thế tâm của con người cũng vậy.

Con người dung chứa trong mình cả cái thiện lẫn ác. Địa Tạng Vương Bồ Tát nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong địa ngục mới chính quả thành Phật.

Cũng giống với những người tu hành nguyện chuyển hóa hết thảy những điều xấu xa trong tâm thành điều thiện mới thành Phật.

Cách thỉnh Địa Tạng Vương về thờ cúng

Kinh Phật dạy rằng: “dốc lòng niệm tụng Bồ Tát Địa Tạng hoặc lễ bái cúng dường hình tượng Ngài thì xa lìa khổ não, không đọa ác đạo, thành tự được 28 điều lợi ích”.

Vì thế, việc thờ cúng Địa Tạng Vương dần trở nên phổ biến không chỉ trong những ngôi chùa mà các tín đồ Phật đáo còn thỉnh về thờ tại tư gia.

Những điều cần lưu ý về cách thỉnh Địa Tạng Vương Bồ Tát.

  • Về tượng Bồ Tát, gia chủ nên chọn những bức tượng Địa Tạng Vương có diện mạo cân đối, gương mặt tôn lên vẻ từ bi hỷ xả. Tránh chọn những bức tượng không hoàn thiện, sứt mẻ. Vì điều này thể hiện sự bất kính với Đức Phật, mang đến xui xẻo cho gia chủ.
  • Trước khi thỉnh Bồ Tát Địa Tạng về nhà, gia chủ cần lựa ngày tốt. Chấp hành đúng lễ nghi là điều cần phải làm khi muốn thờ Phật trong nhà. Ngày an vị Bồ Tát nên chọn ngày rằm hoặc ngày mùng 1.
  • Khi thỉnh về nhà gia chủ cần phải đặt tượng Bồ Tát ở nơi cao, sạch sẽ. Vì tượng Phật vô cùng linh thiên nên phải tôn trọng đặt ở những nơi cao. Sau khi chuẩn bị bàn thờ Phật chỉnh chu tươm tất thì gia chủ mới đặt tượng Bồ Tát Đại Tạng lên.
  • Gia chủ lưu ý, tuyệt đối không được đặt bàn thờ Ngài Địa Tạng ngang hàng với bàn thờ tổ tiên hay bàn thờ thần thánh. Điều này là trái với nguyên tắc Phật giáo, vì Địa Tạng Vương đã thành Phật, kể cả tổ tiên chúng ta cũng ở dưới sự bảo hộ của Ngài.
  • Gia chủ không cần quá cầu kỳ về lễ vật, chỉ cần cúng đồ chay theo nguyên tắc Phật giáo cho Ngài. Gia chủ chỉ cần tâm tốt, hướng thiện, hướng về Phật thì chắc chắn sẽ được Ngày ban phước.

Linh thú của Địa Tạng Vương Bồ Tát

linh thú của địa tạng vương bồ tát

Đế Thính – linh thú theo Địa Tạng Bồ Tát trong suốt thời gian dài

Chú chó Đế Thính là người bạn đã luôn theo Địa Tạng Vương suốt từ thời gian tu hành đến nay. Khi được trở thành Phật thì Ngài vẫn luôn cưỡi trên lưng Đế Thính và đây chính là linh thú của Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Đế Thính được miêu tả với hình ảnh vô cùng mạnh mẽ. Trước khi trở thành linh thú cho Bồ Tát Địa Tạng.

Ngoài ra, đây còn là linh thú có khả năng nghe được mọi điều và nhận biết được đâu là điều thật – giả, tốt – xấu.

Điều này sẽ giúp Ngài Địa Tạng có thể dễ dàng phân biệt tốt xấu cho người.

Phân biệt giữa Đường Tam Tạng và Địa Tạng Vương Bồ Tát

Cho đến ngày nay vẫn còn nhiều người nhầm lẫn rằng Đường Tam Tạng và Địa Tạng Vương Bồ Tát là một.

Bởi lẽ, các bức tượng Địa Tam Tạng và Địa Tạng Vương mà chúng ta hay thấy ở những ngôi chùa có đôi nét giống nhau.

Về cả pháp danh của 2 Ngài cũng khiến người khác dễ lẫn lộn.

Thực tế, đây là hai vị Bồ Tát khác nhau. Đường Tam Tạng còn được người đời gọi là Đường Tăng.

Ngài đã phải trải qua 81 kiếp nạn cùng các đồ đệ của mình là Sa Tăng, Trư Bát Giới, Ngộ Không và Bạch Long Mã.

Năm thầy trò phải tìm đường tới Thiên Trúc, đánh đổi cả sinh mạng của mình để thỉnh kinh Phật về quê nhà. Sau đó, Đường Tam Tạng đã trở thành Phật.

 

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ tấ cả thông tin về Bồ Tát Địa Tạng. Đồng thời, giải đáp những thắc mắc về tiểu sử của Địa Tạng Vương Bồ Tát cũng như chỉ rõ cách phân biệt giữa Đường Tam Tạng và Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Nhờ đại nguyện của Địa Tạng Vương mà chúng sinh mới có thể giảm bớt khổ ải, lầm than của kiếp người ở địa ngục.

Vì thế hãy cùng tôn vinh và thờ cúng Ngài hết lòng bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *