Phẩm danh: Tứ Phương Truyền Lư
Nghệ nhân: 徐娇 – Từ Kiều
Chất đất: Nguyên khoáng tử nê
Lưới lọc: Tổ ong
Dung tích: 270ml
Xuất xứ: Nghi Hưng, Trung Quốc
Kích thước: 13.5 x 8.3cm
Đóng gói: Hộp thổ cẩm cao cấp, chứng thư, túi xách
Mẫu ấm trà tử sa Tứ Phương Truyền Lư này được làm giới hạn, để tri ân người chế tác ra dáng ấm này. Đại sư Du Quốc Lương (1874-1939), còn được gọi là Tổ Lâm, là một nghệ nhân tử sa nổi tiếng vào cuối thời nhà Thanh và đầu thời Trung Hoa Dân Quốc. Ông sinh ra ở Tô Châu, Giang Tô, Trung Quốc. Ông từng được Tô Châu kim thế gia và Ngô Đại Thành, thống đốc tỉnh Hồ Nam, thuê làm ấm trà tử sa Tứ phương truyền lư. Ông là người sáng tạo ra nghệ thuật chế tác dáng ấm tứ phương truyền lư từ đất tử sa tại Nghi Hưng.
Mẫu ấm tử sa Tứ phương truyền lư nguyên bản của ông được đem đấu giá tại Bắc Kinh năm 2011 đem về 5.750.000 RMB (Khoảng gần 20 tỷ VND thời điểm đó).
Ấm trà Tứ phương truyền lư là một trong những kiểu ấm trà phổ biến vào cuối thời nhà Thanh, lấy cảm hứng từ đồ đồng. Toàn bộ ấm trà mang dáng dấp của những chiếc bình bằng đồng của nền văn minh Trung Quốc, chân đế có hình dáng một chiếc lư hương của Đạo giáo. Người ta nói rằng “Trời đất là lò lửa, biển là ao”, điều này mang đến cho người thưởng trà một cảm giác sảng khoái, hương vị đích thực.
Truyền Lư là lò luyện kim được các Đạo giáo cổ đại sử dụng để luyện kim. Họ sử dụng ấm trà Tứ phương truyền lư mô phỏng hình dạng của lò nung truyền thống để uống trà, nhằm kéo dài tuổi thọ. Dáng ấm truyền lư phổ biến vào thời nhà Thanh và được cải tiến và tối ưu hóa dưới bàn tay của Du Quốc Lương.
Từ Kiều, sinh năm 1988, quê ở Nghi Hưng. Là một nghệ nhân có trình độ cao làm việc tại nhà máy số 1. Với 15 năm kinh nghiệm trong nghề, các tác phẩm của anh được tạo hình chi tiết và tỷ mỉ. Các nét khắc chữ rất nhỏ trên thân ấm rất ít nghệ nhân làm ấm tử sa hiện tại có thể làm được.
Sau nhiều lần nghiên cứu, nghệ nhân Từ Kiều đã thử nung ở nhiều nhiệt độ và thời gian khác nhau. Trong quá trình phục chế tác phẩm gốc, ông đã chọn đất tử sa tử nê làm nguyên liệu đất sét cho chiếc ấm ban đầu. Điều này khiến chiếc ấm trở nên đơn giản, vững chãi và tinh tế hơn.L
Thân ấm được khắc các câu thơ của Đào Tiềm, đây là một thi nhân nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Các áng thơ ca của ông thể hiện tình yêu sách, tinh thần tự do và phóng khoáng.
Dáng ấm Tứ phương truyền lư có ý nghĩa tượng trưng cho sự trường thọ, may mắn và thịnh vượng. Theo quan niệm của người Trung Quốc, hình tròn tượng trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất.
Ngoài ra, dáng ấm Tứ phương truyền lư còn có ý nghĩa về mặt phong thủy. Theo quan niệm của người Trung Quốc, bốn chân ấm trà tượng trưng cho bốn phương tám hướng, mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.
Tay cầm của ấm trà Tử Sa Tứ phương truyền lư hài hòa và đẹp mắt. Phù hợp với những người thích sự đơn giản, tiện lợi.
Chất đất Tử Sa Nghi Hưng nguyên khoáng tử nê khi nung ở nhiệt độ cao thích hợp, tạo ra một loại gốm bóng mịn, có màu nâu đặc trưng.
Sử dụng chất đất nguyên khoáng tử nê tại Nghi Hưng, Trung Quốc, đây là chất đất có màu nâu, tính thấu khí tốt, càng dùng lâu màu sẽ càng ôn nhuận, màu sắc giản dị, thể hiện cái chất riêng của Tử Sa Nghi Hưng.
Vòi ấm trà Tứ phương truyền lư tử nê 270ml cho dòng nước chảy mạnh, không bị tắc trà, ngắt nước tốt.
Ấm trà Tứ phương truyền lư là một trong những dáng ấm trà phổ biến nhất ở Trung Quốc. Dáng ấm này không chỉ có giá trị sử dụng mà còn mang ý nghĩa to lớn về mặt văn hóa và tinh thần.
Giới thiệu về ấm tử sa Nghi Hưng, Trung Quốc
- Ấm trà tử sa trở thành một loại ấm pha trà hàng đầu thế giới bởi thành phần khoáng chất của đất này. Có thành phần là tỉ lệ đất sét, thạch anh, khoáng chất có trong đất tử sa một cách tự nhiên, ấm tử sa được nung ở nhiệt độ rất cao và không tráng men.
- Ấm tử sa khi nung xong có tính thấu khí rất tốt. Những lỗ khí siêu nhỏ khiến mùi thơm của trà lan tỏa tự nhiên. Ấm tử sa thẩm thấu khí rất tốt mà không thấm nước. Khiến cho ấm càng dùng thời gian dài vẻ bề ngoài của ấm càng bóng nhuận.
- Những người thích sử dụng ấm tử sa thường chỉ pha cùng một loại trà. Nước trà sẽ ngấm vào thân ấm. Sau nhiều năm sử dụng, dù chỉ đổ nước sôi vào cũng thơm mùi trà. Đây chính là nguyên nhân mà trà nhân rất yêu thích ấm tử sa Nghi Hưng trong việc thưởng trà.
Công dụng của ấm trà tử sa khi pha trà
- Hương vị của trà đến từ hai thành phần chính là chất hữu cơ có trong lá trà và các loại chất khoáng vi lượng được tạo ra từ nguyên liệu làm ấm.
- Các khoáng chất vi lượng này có trong đất làm ấm tử sa, nó rất bền bỉ và được giải phóng một lượng rất nhỏ vào nước trà trong mỗi lần pha giúp tăng hương vị, giúp cho nước trà được thơm ngon, đậm đà hương vị hơn.
- Đây chính là nguyên nhân mà mọi người thường yêu thích sử dụng ấm tử sa Nghi Hưng trong pha trà.
Reviews
There are no reviews yet.